Mùa dịch “xoay chuyển đức ông chồng”, vợ cười sướng rơn

Nhiều người vợ nhận thấy sự thay đổi lớn của chồng trong mùa dịch. Đó là những buổi đi làm về sớm, không đi bia bọt, quán xá hay tụ tập gặp gỡ bạn bè nhiều như trước...

Nhiều gia đình có sự thay đổi tích cực trong mùa dịch Covid-19. (Ảnh minh họa, nguồn: Zing)

Chồng về sớm chơi với con

Chị Nguyễn Thị Thủy (34 tuổi, quận Hà Đông, TP Hà Nội) tâm sự rằng từ Tết ra chị thấy chồng mình thay đổi rất nhiều, không còn cảnh đi sớm về muộn.

Trước đây cứ 7h sáng chồng đi ra khỏi nhà và đến 9h tối mới về nhà. Chồng chị làm kinh doanh bảo hiểm nên công việc gặp gỡ khách hàng, ăn nhậu cũng nhiều hơn bình thường. Thế nhưng đến giờ, tuần nào anh cũng ăn uống ở nhà. 

Anh đi làm muộn hơn chị nên sẽ ăn trưa ở nhà xong mới đến văn phòng. Tối gặp khách xong thì về nhà ăn cơm. Hôm nào không có khách ngoài giờ thì anh về thẳng nhà chơi với con.

Chồng chị rất lười vệ sinh cá nhân nhưng hiện tại thấm nhuần các hướng dẫn phòng bệnh lây nhiễm nên mỗi lần về nhà anh tự động vào nhà vệ sinh rửa sạch tay chân rồi mới đi vào phòng khách, phòng ngủ.

Những hình ảnh trước đây hiếm khi chị Thủy thấy ở chồng thì giờ đây thay đổi hoàn toàn. Nhìn chồng phụ vợ chăm con, chị tủm tỉm cười hạnh phúc và thầm mong rằng khi mùa dịch qua đi những thói quen tốt này vẫn được chồng thực hiện mỗi ngày.

Trong khi đó, từ góc độ một người chồng, anh Đỗ Đức Chung (KĐT Nam Trung Yên, TP Hà Nội) cho hay từ Tết tới giờ anh chưa đi nhậu bữa nào. Trước Tết khi có Nghị định 100 phạt nặng tài xế uống bia rượu nhưng anh vẫn đi nhậu đều vì sau đó có thể đi taxi về. Thế mà sau Tết, nỗi lo dịch bệnh khiến anh chẳng dám tụ tập ăn uống nhậu nhẹt với bạn bè nữa.

Công ty của anh Chung có trụ sở ở khu vực Hồ Tây, nơi này có nhiều khách du lịch khắp nơi đổ về nên anh cũng hạn chế ra ngoài và mang cơm đi ăn trưa. 

Anh cũng tạm gác lại thói quen chơi tennis cuối chiều để về nhà chơi với con, trông con đỡ đần bà nội. Do con nghỉ học tránh dịch bệnh, anh phải nhờ bà nội từ Phú Thọ xuống trông cháu nên anh cũng đi làm về sớm để bà yên tâm hơn. Anh tự thấy mình thay đổi khác trước đây rất nhiều.

Thấy anh Chung dành thời gian trông con, đỡ đần việc nhà, vợ anh cũng vui vẻ hẳn lên. Nhờ vậy gia đình cũng nhiều thêm những tiếng cười rộn rã.

Không ngại phá lệ xách cặp lồng cơm

Gia đình chị Vũ Thị Minh (Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) có hai con nhỏ. Do các con đều nghỉ học phòng dịch nên anh chị tạm gửi con về quê để yên tâm đi làm. Vắng tụi trẻ, hai anh chị sống lại "cảnh vợ chồng son" ngày nào. 

Chồng chị Minh cũng thay đổi rất nhiều trong mùa dịch. Anh không còn la cà khi tan sở nữa mà tranh thủ đưa đón vợ đi làm, rồi cùng về nhà nấu cơm. Trước đây lúc nào cũng vội vàng về nhanh đón con thì hiện tại họ có thời gian "hâm nóng" tình yêu.

Buổi tối, chị Minh nấu nướng và chuẩn bị sẵn để sáng ngày hôm sau hai vợ chồng cùng mang cơm đi làm. Đây là điều xoay hướng 180 độ với chồng chị. Trước đây anh luôn đi ăn trưa với đồng nghiệp hoặc đi nhậu với bạn bè, thì giờ đây cả tuần 6 ngày làm việc anh đều chăm chỉ xách theo cơm vợ nấu.

Ảnh minh họa

Chị Minh cho biết, đang mùa dịch bệnh nên mọi thứ đều tiết kiệm và phải an toàn. Các con nghỉ học, chi phí sinh hoạt giảm nhiều vì không phải đóng học cho con, ăn uống cũng giảm. Nếu như trước đây cuối tuần cả nhà đi siêu thị mua đồ thì hiện tại vợ chồng chị mua đồ ăn hàng ngày ở chợ dân sinh, kiểm soát được lượng đồ ăn cần thiết để mua. Hai vợ chồng đi làm chung một xe nên tiết kiệm luôn cả tiền xăng xe.

Chồng chị Hải Yến (Yên Sở, TP Hà Nội) làm hướng dẫn viên du lịch. Công ty của anh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Hai tuần trở lại đây văn phòng công ty đã phải tạm đóng cửa để giảm bớt nguy cơ lây bệnh.

Trong thời gian rảnh rỗi, chồng chị Yến cũng thay đổi nhiều. Anh ở nhà giúp vợ nhiều việc nhà, chăm con. 

Trước đây, lúc nào chồng chị cũng coi việc nhà là của vợ thì giờ đây anh tranh thủ làm mọi việc khi vợ bận đi làm. Anh ở nhà trông con, đưa con xuống công viên chơi, dạy con học bài. Buổi tối, chị Yến thấy “nhàn rỗi’ hơn hẳn ngày trước.

Dù ghét dịch bệnh nhưng không ít người như chị Yến thấy vui hơn vì được chồng quan tâm, chia sẻ việc nhà. Gia đình xáo trộn nhưng lại có thêm gia vị của hạnh phúc.

K.Chi

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Đang cập nhật dữ liệu !