MTTQ Điện Biên tham gia công tác xoá đói, giảm nghèo bền vững

Đã có hàng chục mô hình được triển khai rộng khắp tại các khu dân cư như: “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi"...

Theo báo cáo hoạt động công tác năm 2020 của MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên, những năm qua, cơ quan này đã phát huy vai trò nòng cốt trong triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và thu được nhiều kết quả tích cực.

Qua đó, góp phần tập hợp, huy động sức mạnh tổng thể khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững.

{keywords}
Thu nhập bình quân của người nghèo Điện Biên đã được nâng lên (Ảnh minh họa)

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã hiệp thương thống nhất với các tổ chức thành viên trong triển khai, thực hiện các nội dung của cuộc vận động gắn với chức năng, nhiệm vụ và các phong trào thi đua của mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị mình.

Đến nay, đã có hàng chục mô hình được triển khai rộng khắp tại các khu dân cư mang lại hiệu quả tích cực. Điển hình như phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi, vươn lên làm giàu hợp pháp”...

Ngoài ra, từ các nguồn vốn vay, nhiều mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đã từng bước được ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Mô hình trồng dứa (huyện Mường Chà), sản xuất miến rong (huyện Điện Biên), chế biến cà phê (huyện Mường Ảng), chè cây cao (huyện Tủa Chùa)...

Từ đó, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy Ðảng, chính quyền các cấp, tạo hiệu ứng thiết thực, làm thay đổi mọi mặt đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội. Góp phần đưa 11.675 hộ thoát nghèo (giảm 21,3%) trong giai đoạn 2016 - 2020. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn ước đạt 18,5 triệu đồng/người/năm (tăng 8,4 triệu đồng so với năm 2015).

Thực hiện phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã kết nối với các tổ chức, nhà hảo tâm, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hưởng ứng tích cực công tác thiện nguyện, giúp đỡ các xã nghèo vùng sâu, vùng xa, biên giới với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng. Ngoài ra, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã vận động, ủng hộ bằng tiền mặt trên 30 tỷ đồng; hỗ trợ người nghèo làm mới và sửa chữa 1.145 ngôi nhà; hỗ trợ trên 2.000 học sinh con em hộ nghèo tới trường; 48 hộ mua gia súc, 80 người nghèo khám chữa bệnh dài ngày tại các cơ sở y tế và hàng nghìn suất quà tết cho các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

N. H 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !