Một lần đến vĩ tuyến 38

“Không mặc quần jean, không mặc quân phục hoặc các loại trang phục rằn ri khi đi vào khu vực DMZ”. Đó là tất cả những gì chúng tôi được thông báo trước khi bắt đầu chuyến đi của mình đến khu vực biên giới ngăn cách 2 miền Triều Tiên.

12h trưa, chiếc xe chở theo 12 nhà báo của 8 nước ASEAN tham dự chuyến Reporting Tour do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức bắt đầu lăn bánh rời khỏi trung tâm Seoul nhằm hướng khu vực phi quân sự (DMZ), nơi mà trên lý thuyết vẫn là một vùng chiến sự bởi đến nay, tất cả những gì có được trên bán đảo Triều Tiên chỉ là một thỏa thuận ngừng bắn.

Cách thủ đô Seoul chừng một giờ xe chạy nhưng ngay khi rời khỏi khu vực thành phố, những hàng rào dây thép gai bắt đầu xuất hiện. Người ta chăng dây thép gai dọc hai bên đường bất chấp ở phía bên kia hàng rào là cánh đồng hay một cửa sông. Những cây cầu trên đường đi đều có chướng ngại vật đặt so le nhau… Tất cả đều im ắng một cách lạ thường và mang đến cho chúng tôi cảm giác hồi hộp của một kẻ đang đi vào vùng chiến sự và được kiểm soát an ninh cực kỳ chặt chẽ.

Một lần đến vĩ tuyến 38 - ảnh 1

Những hàng rào thép gai lập tức xuất hiện khi ra khỏi thủ đô Seoul để đi về phía DMZ.

Một lần đến vĩ tuyến 38 - ảnh 2

Những thửa ruộng vẫn đang được làm dở nhưng tịnh không một bóng người. Bầu không khí lặng ngắt như tờ bao trùm cả khu vực.

Chiếc xe chở đoàn chúng tôi dừng lại trước một bãi đất trống. Nhìn ra xung quanh, tôi nhận ra những hàng rào thép gai, lô cốt đặt trên gò đất cao, những cột gỗ cao gắn đèn chiếu sáng công suất lớn và tấm biển: Trại Bonifas (Camp Bonifas).

Trại Bonifas là một trong những căn cứ của lực lượng liên quân Liên Hợp Quốc nằm trong khu vực An ninh chung (JSA – Joint Security Area) cách DMZ khoảng chừng 400m. Tại đây, chúng tôi được tiếp đón bởi 2 viên sỹ quan quân đội tay đeo băng màu vàng – ký hiệu thống nhất giữa các bên rằng đây là lực lượng của Liên Hợp Quốc, không có vũ trang và đang thực thi nhiệm vụ giám sát thỏa thuận ngừng bắn giữa hai miền Triều Tiên.

Một lần đến vĩ tuyến 38 - ảnh 3

Trại Bonifas.

Sau một cuộc họp báo chớp nhoáng, chúng tôi được một chiếc xe buýt mang biển “US Army” (quân đội Mỹ) đón để di chuyển vào DMZ. Dẫn đường cho xe của chúng tôi là một chiếc xe jeep cũng mang biển quân đội Mỹ và một tấm biển màu đỏ, gắn 3 ngôi sao. Tôi đoán, đây là chiếc xe chở một viên tướng Mỹ đang chỉ huy toàn bộ khu vực JSA.

Một lần đến vĩ tuyến 38 - ảnh 4
Một lần đến vĩ tuyến 38 - ảnh 5
Một lần đến vĩ tuyến 38 - ảnh 6

Ngay khi vừa chuẩn bị vào DMZ, một viên sỹ quan của lực lượng an ninh chung thuộc Uỷ ban giám sát đình chiến Liên Hợp Quốc với tấm băng vàng đeo tay lên xe để chỉ dẫn.

Đoàn xe lặng lẽ đi vào DMZ. Trái ngược với tưởng tượng của tôi, DMZ là khu vực thuộc làng Panmunjom nên hai bên con đường bê tông này vẫn có những ngôi nhà dân thấp thoáng trong rừng cây và những thửa ruộng đang cày dở. Nhưng tất cả vẫn là một bầu không khí im ắng bao trùm.

Điểm đến đầu tiên của chúng tôi trong khu vực DMZ là Trạm kiểm soát số 3 (Checkpoint 3). Đây là khu vực được cả hai bên Hàn Quốc và Triều Tiên xây dựng khá “quy mô”. Mỗi bên có một tòa nhà lớn nhìn đối diện nhau qua một khoảng trống rộng chừng 300m. Tòa nhà lớn được xây dựng bên phía Hàn Quốc có tên là Freedom House – nơi dự định tổ chức các cuộc gặp đoàn tụ dành cho những gia đình bị ly tán bởi cuộc chiến tranh Triều Tiên. Ở giữa 2 tòa nhà lớn của hai bên là các dãy nhà cấp 4, sơn xanh của Liên Hợp Quốc nằm song song với nhau. Mỗi ngôi nhà có một chức năng riêng như: Nhà của nhóm giám sát thỏa thuận ngừng bắn, Nhà dành cho các cuộc gặp cấp cao giữa Triều Tiên và nhóm công tác của Liên Hợp Quốc… nhưng viên sỹ quan hướng dẫn của chúng tôi cho biết, hầu hết các ngôi nhà này đều hiếm khi được sử dụng.

Một lần đến vĩ tuyến 38 - ảnh 7

Panmungak - toà nhà 3 tầng màu xám thuộc quyền quản lý của Triều Tiên. Những dãy nhà xanh của Liên Hợp Quốc luôn có người đứng gác trong tư thế nửa thân người ló ra ngoài.

Chúng tôi được yêu cầu để lại toàn bộ đồ đạc trên xe và xuống Checkpoint 3. Từ đây, chúng tôi có thể dễ dàng nhìn thấy Panmungak, toà nhà cao ba tầng màu xám do Triều Tiên quản lý trong khu vực JSA.

Phóng mắt nhìn về phía Panmungak, chúng tôi chỉ nhìn thấy duy nhất 1 người lính Triều Tiên đang đứng gác. Trái ngược, ở phía Hàn Quốc mỗi ngôi nhà nhỏ màu xanh đều được canh gác bởi 2 người lính nhưng có điều họ đều đứng theo kiểu nửa người lộ ra ngoài, nửa người khuất sau ngôi nhà xanh. Viên sĩ quan hướng dẫn cho biết, sở dĩ họ phải đứng vậy để đề phòng bị tấn công bất ngờ.

Trong lúc cả đoàn vẫn đang đứng ngó nghiêng thì đột ngột tòa nhà Panmungak mở cửa và có 2 người lính khác bước ra. Một trong 2 người lính Triều Tiên này tay cầm lăm lăm chiếc máy ảnh đi phăm phăm về phía chúng tôi. Đi đến đúng vạch kẻ phân giới nằm cắt ngang dãy nhà màu xanh thì hai người này dừng lại và họ bắt đầu chụp ảnh “những kẻ lạ mặt”.

Một lần đến vĩ tuyến 38 - ảnh 8

Hai người lính Triều Tiên cầm theo máy ảnh tiến đến vạch ranh giới.

“Họ không làm gì các bạn đâu. Họ thường chụp ảnh tất cả những ai xuất hiện ở khu vực này để xác định có phải là người của lực lượng vũ trang nào đó hay không và nếu thấy có dấu hiệu lạ, Triều Tiên sẽ ngay lập tức nâng mức độ báo động”, viên sĩ quan thuộc Ủy ban giám sát đình chiến của Liên Hợp Quốc nói với tôi.

Hai người lính Triều Tiên chụp ảnh xong thì cũng nhanh chóng quay trở lại tòa nhà Panmungak và biến mất, trả lại bầu không khí tĩnh lặng đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng bò ngập ngừng của một con kiến.

Một lần đến vĩ tuyến 38 - ảnh 9

Vạch ranh giới ngăn cách 2 miền Triều Tiên.

Rời khỏi khu vực Freedom House, chúng tôi đi lên khu vực quan sát của Checkpoint 3. Từ vị trí này, người ta có thể nhìn bao quát toàn bộ khu vực rộng lớn của cả 2 phía. Ở phần đất bên Triều Tiên là những cánh đồng rộng mênh mông nhưng không một bóng người. Nằm giữa cánh đồng là một cột cờ cao tới 160m, trên đỉnh là lá cờ Triều Tiên đang ngạo nghễ tung bay. Chếch về phía cột cờ chừng 500m, chúng tôi nhìn thấy một ngôi làng nhỏ với những mái nhà được xây dựng khá chắc chắn, ngăn nắp và quy củ. Đó là làng Kijong –dong. Viên sĩ quan của Ủy ban giám sát ngừng bắn cho biết, đó thực ra chỉ là một ngôi làng giả bởi nếu nhìn bằng ống nhòm người ta sẽ nhận thấy tất cả các cửa sổ đều được vẽ lên tường chứ không phải cửa sổ thật.

“Triều Tiên làm ra ngôi làng này để tuyên truyền về một cuộc sống thanh bình, thịnh vượng ở đất nước của họ. Đèn điện ở làng này được bật – tắt rất đều đặn hàng ngày và luôn luôn cực kỳ chính xác, đúng giờ”, viên sĩ quan nói.

Một lần đến vĩ tuyến 38 - ảnh 10

Chiếc cột cờ cao 160m và ngay dưới chân nó là ngôi làng Kijong-dong

Rời khỏi Checkpoint 3, chúng tôi tiếp tục lên xe đi đến Checkpoint 2. Điểm đặc biệt là Chốt này nằm ngay đầu cây cầu nổi tiếng trong lịch sử đau thương của bán đảo Triều Tiên có tên “Cây cầu không trở lại” (Bridge of no return) – nơi cách đây hơn 60 năm đã diễn ra cuộc trao đổi tù binh cuối cùng. Cây cầu cũng là đường biên giới tự nhiên ngăn cách Triều Tiên và Hàn Quốc. Mặc dù có vị trí quan trọng nhưng hiện nay Checkpoint 2 đã bị bỏ hoang sau sự cố một nhóm lính Triều Tiên tấn công nhóm lính Mỹ và Hàn Quốc đang tỉa cây khiến 2 người thiệt mạng năm 1976.

Chiếc xe buýt mang biển US Army đưa chúng tôi đến Checkpoint 2 và chỉ dừng lại ở cạnh cây cầu Bridge of no return vài phút đủ để mọi người chụp vài bức ảnh. Ở phía bên kia đầu cầu, cỏ cây um tùm cho thấy nó cũng đã bị lãng quên khá lâu. Lấp ló trong lùm cây là một cột mốc. Khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953 người ta chỉ cắm chừng hơn chục chiếc cột mốc tạm thời này nhưng không một ai ngờ, chúng đã phải đứng tại vĩ tuyến 38 hơn 60 năm mà chưa biết đến khi nào thì “hoàn thành sứ mệnh lịch sử”

Một lần đến vĩ tuyến 38 - ảnh 11

Checkpoint 2 và cây cầu "Bridge of no return".

Trên đường trở lại Trại Bonifas, tôi đã suy nghĩ rất nhiều đến câu nói của ông Lee Byoung Yong – Giám đốc Viện nghiên cứu Thống nhất Hàn Quốc: “Thống nhất là con đường tất cả chúng tôi đều chưa biết hình thù thế nào nhưng chắc chắn đó là con đường chúng tôi phải đi”.

Khi nào vĩ tuyến 38 không còn là “nhát dao lạnh lùng” cắt đôi bán đảo Triều Tiên và ngôi nhà Freedom House sẽ không còn cần thiết bởi những gia đình bị ly tán bởi cuộc chiến hơn 60 năm trước đã được đoàn tụ?


L.G

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !