Một chiếc iPad… công bằng 4 tấn lúa!
Sau Hà Nội, đến lượt những tỉnh nghèo như Bạc Liêu, Cà Mau tỏ ra chịu chơi khi trang bị máy tính bảng cho đại biểu HĐND.
Mới đây nhất, HĐND tỉnh Sóc Trăng đã trang bị 55 chiếc iPad hạng sang cho các đại biểu, mỗi cái tới 20 triệu đồng. Tổng giá trị của đợt đầu tư này là trên 1,7 tỉ đồng. Trả lời báo chí, ông Ngô Tấn Thành, Chánh văn phòng HĐND tỉnh Sóc Trăng, cho rằng việc trang bị iPad cho đại biểu là để tiết giảm chi phí, tránh lãng phí và cắt giảm nhân sự cho việc in tài liệu.
Có thể thấy cách giải thích của ông chánh văn phòng Ngô Tấn Thành về việc trang bị iPad của tỉnh Sóc Trăng không khác với Hà Nội và các đơn vị trước đó là mấy. Loanh quanh vẫn là mấy cái “lợi” mà ai cũng biết, ai cũng ước mơ. Tuy nhiên, việc các đại biểu xài sang trong bối cảnh người dân đang phải vật lộn với từng miếng ăn như hiện nay là rất phản cảm. Tính sơ, mỗi chiếc máy tính bảng đã ngốn hết hơn bốn tấn lúa chứ đâu có ít!
Nếu đúng là trang bị máy tính bảng có lợi thật sự thì tại sao đã thực hiện một năm rồi mà đến nay vẫn không thấy HĐND TP Hà Nội, Bạc Liêu hay Cà Mau tổng kết những thành quả đạt được? Sau khi bỏ tiền tỉ để trang bị như vậy, những tỉnh, thành này đã cắt giảm được bao nhiêu nhân viên văn phòng? Tiết kiệm được bao nhiêu tiền giấy, mực in so với những năm trước? Và quan trọng nhất, chất lượng làm việc của HĐND đã được cải thiện như thế nào? Nếu có lợi thật sự thì những câu hỏi này hoàn toàn có thể trả lời được và cũng cần đúc kết để các tỉnh khác học hỏi.
Thực ra, nếu muốn cắt giảm chi phí in tài liệu thì không thiếu gì cách, chẳng cần phải đầu tư cho mỗi đại biểu tới hơn bốn “tấn lúa” như thế. Chẳng hạn, bộ phận văn phòng gửi email trước cho các đại biểu, rồi các đại biểu có thể xem bằng máy tính cá nhân. Nếu cần thiết thì họ tự in ra, còn không thì khi dự họp họ mang theo laptop để xem.
Máy tính bàn, hay chiếc laptop ngày nay có xa lạ gì với giới trí thức, công chức, văn phòng. Nó được xem như những vật dụng cá nhân, cũng như điện thoại, xe máy… vậy thôi. Những thứ này ai đi làm chẳng phải tự trang bị. Như cánh nhà báo, muốn tác nghiệp thuận tiện thì phải tự trang bị máy ảnh, laptop, máy ghi âm… Hoặc như cầu thủ muốn ra sân thì phải tự mua giày xịn mà đá… Chẳng cớ gì phải đụng đến ngân sách hay tiền bạc của cơ quan!
Cách đây không lâu, các đại biểu Quốc hội lên tiếng cảnh báo về nạn lãng phí trong việc sử dụng xe công. Đại biểu Trần Du Lịch phân tích, lương của một ông thứ trưởng hơn chục triệu đồng một tháng nhưng chi phí cho chiếc xe công mà ông đi gấp ba lần (chi phí trả lương tài xế, phí bảo trì, bảo hiểm...). Vị đại biểu này kể, một lần ông đi công tác Bắc Âu, thấy một nữ nghị sĩ rất nổi tiếng đi họp bằng xe đạp. Ở những nước này, người ta trả tiền lương một cục, rồi chuyện xe cộ thì để nghị sĩ tự lo. Nếu mình trả khoán theo cách này, chi phí ngân sách chắc chắn sẽ tiết giảm được rất nhiều.
Từ vấn nạn xe công, giờ lại nảy nòi ra chuyện iPad công. Rồi đây không chừng phải lấy tiền ngân sách để trang bị cả smartphone công cho các ông hội đồng nữa. Làm như thế có cái lợi là giúp đại biểu dễ liên lạc với cử tri hơn, đi họp đúng giờ hơn…
Ghi nhận của người viết: Trong chuyến thăm và làm việc đầu tháng 6 vừa qua tại tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lưu ý về việc tỉnh này phát sinh thêm 4.200 hộ nghèo vào năm 2013. Sóc Trăng cần quan tâm đến đời sống nông dân, nhất là các khâu sản xuất, sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho nông dân.
Theo báo cáo, Sóc Trăng hiện có trên 40% doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, Chủ tịch nước dặn dò: Sóc Trăng cần áp dụng các cơ chế, chính sách hiện có, vận dụng linh hoạt để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Nguồn: phapluattp.vn
Có thể thấy cách giải thích của ông chánh văn phòng Ngô Tấn Thành về việc trang bị iPad của tỉnh Sóc Trăng không khác với Hà Nội và các đơn vị trước đó là mấy. Loanh quanh vẫn là mấy cái “lợi” mà ai cũng biết, ai cũng ước mơ. Tuy nhiên, việc các đại biểu xài sang trong bối cảnh người dân đang phải vật lộn với từng miếng ăn như hiện nay là rất phản cảm. Tính sơ, mỗi chiếc máy tính bảng đã ngốn hết hơn bốn tấn lúa chứ đâu có ít!
Nếu đúng là trang bị máy tính bảng có lợi thật sự thì tại sao đã thực hiện một năm rồi mà đến nay vẫn không thấy HĐND TP Hà Nội, Bạc Liêu hay Cà Mau tổng kết những thành quả đạt được? Sau khi bỏ tiền tỉ để trang bị như vậy, những tỉnh, thành này đã cắt giảm được bao nhiêu nhân viên văn phòng? Tiết kiệm được bao nhiêu tiền giấy, mực in so với những năm trước? Và quan trọng nhất, chất lượng làm việc của HĐND đã được cải thiện như thế nào? Nếu có lợi thật sự thì những câu hỏi này hoàn toàn có thể trả lời được và cũng cần đúc kết để các tỉnh khác học hỏi.
Thực ra, nếu muốn cắt giảm chi phí in tài liệu thì không thiếu gì cách, chẳng cần phải đầu tư cho mỗi đại biểu tới hơn bốn “tấn lúa” như thế. Chẳng hạn, bộ phận văn phòng gửi email trước cho các đại biểu, rồi các đại biểu có thể xem bằng máy tính cá nhân. Nếu cần thiết thì họ tự in ra, còn không thì khi dự họp họ mang theo laptop để xem.
Máy tính bàn, hay chiếc laptop ngày nay có xa lạ gì với giới trí thức, công chức, văn phòng. Nó được xem như những vật dụng cá nhân, cũng như điện thoại, xe máy… vậy thôi. Những thứ này ai đi làm chẳng phải tự trang bị. Như cánh nhà báo, muốn tác nghiệp thuận tiện thì phải tự trang bị máy ảnh, laptop, máy ghi âm… Hoặc như cầu thủ muốn ra sân thì phải tự mua giày xịn mà đá… Chẳng cớ gì phải đụng đến ngân sách hay tiền bạc của cơ quan!
Cách đây không lâu, các đại biểu Quốc hội lên tiếng cảnh báo về nạn lãng phí trong việc sử dụng xe công. Đại biểu Trần Du Lịch phân tích, lương của một ông thứ trưởng hơn chục triệu đồng một tháng nhưng chi phí cho chiếc xe công mà ông đi gấp ba lần (chi phí trả lương tài xế, phí bảo trì, bảo hiểm...). Vị đại biểu này kể, một lần ông đi công tác Bắc Âu, thấy một nữ nghị sĩ rất nổi tiếng đi họp bằng xe đạp. Ở những nước này, người ta trả tiền lương một cục, rồi chuyện xe cộ thì để nghị sĩ tự lo. Nếu mình trả khoán theo cách này, chi phí ngân sách chắc chắn sẽ tiết giảm được rất nhiều.
Từ vấn nạn xe công, giờ lại nảy nòi ra chuyện iPad công. Rồi đây không chừng phải lấy tiền ngân sách để trang bị cả smartphone công cho các ông hội đồng nữa. Làm như thế có cái lợi là giúp đại biểu dễ liên lạc với cử tri hơn, đi họp đúng giờ hơn…
Ghi nhận của người viết: Trong chuyến thăm và làm việc đầu tháng 6 vừa qua tại tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lưu ý về việc tỉnh này phát sinh thêm 4.200 hộ nghèo vào năm 2013. Sóc Trăng cần quan tâm đến đời sống nông dân, nhất là các khâu sản xuất, sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho nông dân.
Theo báo cáo, Sóc Trăng hiện có trên 40% doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, Chủ tịch nước dặn dò: Sóc Trăng cần áp dụng các cơ chế, chính sách hiện có, vận dụng linh hoạt để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Nguồn: phapluattp.vn
Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số
Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.
Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm
Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.
Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn
Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.
VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội
Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.
Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt
Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.
Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN
Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.
Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không
Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.
Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD
Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD
Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn
Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.