Món quà cuối cùng chồng tặng vợ trước khi qua đời

Trước khi qua đời, anh Hữu Bút cặm cụi may vá, làm một chiếc nơ xinh xắn đính lên váy của vợ. Đó là món quà cuối cùng anh dành tặng và mong vợ tin rằng mình luôn ở cạnh bên.

Món quà cuối cùng

Sau 50 ngày chồng mất, chị Nguyễn Thị Hà (34 tuổi, tỉnh Thanh Hóa) dẫn 2 con gái về nhà ngoại, mở lại tiệm nơ Bút Style mà vợ chồng chị từng làm.

Trong những ngày cuối đời của anh Nguyễn Hữu Bút (chồng chị Hà), vợ chồng chị phải tạm gác công việc ở tiệm nơ. Cả hai quyết định làm cùng nhau những việc sau này sẽ không bao giờ làm được nữa.

 

Bức ảnh gia đình cuối cùng của vợ chồng chị Hà.


Tháng 1/2022, anh Bút phát hiện bị ung thư cơ và thường xuyên điều trị ở Bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội. Trong quá trình điều trị bệnh, vợ chồng anh Bút tìm đến nghề làm đồ buộc tóc, kim cài áo, nơ… 

Đây có thể nói là chiếc phao cứu sinh cho kinh tế gia đình, cũng như giúp họ tạm quên nỗi đau về bệnh tật.

Tuy nhiên, trước Tết 2023, trong lần hóa trị thứ tư của anh Bút, hóa chất không đáp ứng. Vợ chồng chị Hà quyết định xuất viện về nhà. Cả hai cũng xác định tâm lý ngày anh Bút ra đi đang đến gần.

“Biết bệnh tình khó chữa nhưng vợ chồng tôi không muốn suy nghĩ nhiều, lạc quan sống trọn vẹn những ngày còn lại. Tôi cùng chồng làm những việc anh muốn làm, ăn những món anh muốn ăn”, chị Hà chia sẻ.

Chị Hà nhớ, những ngày cuối của anh, hai vợ chồng đang ngồi ăn bánh mì thì thấy một đôi chở nhau bằng xe đạp chạy ngang qua. 

 

Món quà cuối cùng anh Bút làm tặng vợ.

Chị Hà bất giác buột miệng: “Lâu lắm rồi, chồng không chở em đi xe nhỉ”. Thế là, anh Bút quay xe lăn, bảo vợ lên ngồi cùng rồi chở mấy vòng quanh nhà. Vừa chở, anh vừa thỏ thẻ bên tai vợ: “Anh không đi đâu cả. Anh luôn ở cạnh 3 mẹ con”.

Những ngày kế tiếp, vợ chồng chị Hà dẫn 2 con gái đi chụp ảnh gia đình. Hai người đi uống cà phê. Anh Bút còn đưa vợ đi gội đầu, mua quần áo…

Chị Hà xúc động: “Chúng tôi làm toàn những chuyện đơn giản mà bất kỳ vợ chồng nào cũng làm. Thế nhưng trong khoảng thời gian đó, mỗi việc làm được đều mang ý nghĩa đặc biệt”.

Trong những việc ý nghĩa ấy, chị Hà nhớ nhất khoảnh khắc anh Bút ngồi làm nơ, khâu chiếc váy bị bục chỉ cho vợ. Trước đó, chị có mua một chiếc váy cũ để mặc vào dịp Tết. Gần Tết, chị mang váy ra kiểm tra thì thấy bị bục chỉ. 

Anh Bút bảo chị Hà đưa cho mình sửa. Chị cũng đinh ninh anh sẽ chỉ khâu lại chỗ rách. Bởi cưới nhau 5 năm, anh toàn may vá quần áo cho vợ con. Anh khâu tay còn khéo hơn vợ.

Lúc thấy chồng lục tìm vải, chị Hà hỏi thì mới biết anh đang tìm chất liệu làm chiếc nơ gắn thêm lên váy. Sau khi được đính chiếc nơ xinh xắn, váy cũ trở nên đẹp hơn rất nhiều. 

Viết tiếp ước mơ của chồng

Đáng tiếc đến nay, chị Hà chưa có cơ hội mặc bộ váy đính chiếc nơ cuối cùng do chồng làm. Trong những ngày Tết, nhà nhà vui xuân, dưới mái nhà nhỏ của vợ chồng chị Hà chỉ có tiếng rên rỉ của anh Bút.

Chồng đau đớn, chị Hà không dám rời nửa bước. Chuyện vui xuân cũng đành gác lại.

Đêm mùng 9 Tết, anh Bút đau nhiều, khó thở và yếu dần nhưng vẫn nắm chặt tay vợ không buông. Cơn đau khiến anh lịm đi, tựa vào vợ thở từng hồi khó nhọc. 

 Chị Hà tin chồng vẫn ở bên nên rất lạc quan, mạnh mẽ nuôi các con.


8h ngày mùng 10 Tết, con gái lớn nhớ bố nên vào tìm. Anh Bút gắng gượng nói: “Con ra ngoài chơi cho bố ngủ một chút…”.

8h30 phút cùng ngày, chị Hà hỏi chồng có đồng ý tiêm thuốc giảm đau hay không thì anh Bút yếu ớt nói: “Có”. Thế nhưng, thuốc chưa kịp tiêm anh đã mãi ra đi sau câu nói của vợ: “Giờ tiêm xong, mệt rồi, chồng ngủ một giấc nhé!”.

Từ ngày anh Bút mất, chị Hà cất chiếc váy đính nơ do chồng làm vào hộp chứa những món đồ kỷ niệm. Chị nói: “Tôi sẽ giữ kỹ chiếc váy, chờ 2 con gái trưởng thành để trao lại”.

Cách đây 2 tuần, chị Hà mở lại tiệm nơ cũ mang tên Bút Style, chứ không đi dạy trở lại. Chị muốn viết tiếp ước mơ, phát triển tiệm nơ theo đúng ý nguyện mà anh Bút ấp ủ trước lúc qua đời. 

 

Cách đây khoảng 2 tuần, chị Hà mở lại tiệm nơ mang tên chồng - Bút Style.


Những ngày cuối đời, anh thường tâm sự rằng sợ lúc mình mất đi mọi người sẽ quên tên anh, quên cả anh mãi mãi. Thế nên, chị Hà muốn giữ tên tiệm nơ để luôn nhắc nhớ về chồng.

Chị Hà tin chắc chồng vẫn ở bên nên vừa làm việc vừa trò chuyện cùng anh. Niềm tin ấy giúp chị vững vàng vượt qua khó khăn, một mình dọn lại tiệm, nhập nguyên liệu, vừa làm vừa đóng gói hàng…

Ngoài ra, anh chị chồng, bố mẹ ruột và bạn bè luôn sát cánh, hỗ trợ 3 mẹ con chị Hà. “Các anh chị chồng giúp tôi trả hết số nợ đã vay lúc chạy chữa bệnh cho anh Bút. Mọi người còn thường xuyên gọi điện động viên, lo tiền ăn uống cho 3 mẹ con”, chị Hà kể.

Chủ nhà thương cảnh mẹ góa con côi nên chỉ thu của chị Hà một nửa tiền thuê mặt bằng tiệm nơ. Khách hàng nghe chị Hà mở tiệm trở lại cũng đặt hàng ủng hộ.

 

 Những sản phẩm thủ công của tiệm nơ.



Dù còn nhiều vất vả nhưng chị Hà ấp ủ việc lập nhóm Những người vợ có chồng bị ung thư để chia sẻ kinh nghiệm, tâm sự, cách chăm người bệnh…

“Lúc còn ở xóm trọ đối diện Bệnh viện K Tân Triều, vợ chồng tôi chứng kiến một trường hợp chị vợ nuôi chồng ung thư mà cãi nhau suốt ngày. Anh Bút bảo tôi lập nhóm giúp đỡ họ để mọi người không còn cãi nhau, êm ấm như nhà mình”, chị Hà kể.

Hiện tại, chị Hà xem việc làm các sản phẩm thủ công, gồm: phụ kiện, hoa cài áo, trâm cài tóc, đồ thuê, kẹp nơ… như một cách chữa lành, vượt qua biến cố. Chị không tìm cách quên lãng mà đối diện và viết tiếp ước mơ của chồng.

Ngọc Lài

Ảnh: Nhân vật cung cấp

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Đang cập nhật dữ liệu !