Mitt Romney tuyên bố Nga là kẻ thù của nước Mỹ
Mitt Romney lần đầu tiên tuyên bố Nga là “kẻ thù địa chính trị số 1” của Mỹ trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa hồi tháng Ba, ngay sau khi Tổng thống Barack Obama có một cuộc đối thoại với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev về việc tạm dừng sự phản đối kế hoạch tăng cường phòng thủ tên lửa của Mỹ của nước này cho đến sau cuộc bầu cử tháng 11 tới đây.
Mặc dù thực tế đó chỉ là một cuộc tấn công bằng ngôn ngữ nhằm vào đối thủ Obama, những lời nói của Romney cũng đã tạo ra một mối bận tâm khá lớn ở Matx-cơ-va. Một cuộc thăm dò độc lập được thực hiện bởi Trung tâm Levada đóng tại Matx-cơ-va hồi đầu tháng này cho thấy rằng có 42% người Nga nghĩ rằng mối quan hệ của nước này với Mỹ là “thân thiện”, “láng giềng tốt” hoặc “bình thường và hòa bình”. Trong khi đó, có 47% cho rằng mối quan hệ này khá “lạnh nhạt” hoặc “căng thẳng”, và chỉ có 4% nói rằng họ là “thù địch”.
“Tôi không cho rằng câu nói của Romney có vấn đề, nhưng nó tạo ra những cảm xúc giận giữ”, ông Gennady Gudkov, Phó Chủ tịch Ủy ban an ninh Duma Quốc gia Nga nhận định. “ Nó không đúng lắm với tình trạng thực tế của mối quan hệ giữa các quốc gia. Không những Nga không phải là một quốc gia thù địch với Mỹ, chúng tôi thực sự còn là đồng minh trong nhiều vấn đề chính trị. Có thể đôi khi Nga và Mỹ có những lời qua tiếng lại, nhưng chúng tôi có xu hướng giữ đồng tiền của mình ở nước Mỹ, cả tư nhân và các hình thức dự trữ ngoại tệ quốc gia của chúng tôi cũng chủ yếu là bằng USD Mỹ… Trong thực tế, Nga quan tâm nhiều hơn đến các mối quan hệ với nước Mỹ hơn là người Mỹ quan tâm đến nước Nga.”
“Tôi muốn khuyến nghị các ứng cử viên tổng thống Mỹ làm hai việc. Một là phải dùng cái đầu của mình, hai là phải đúng lúc, làm tốt sẽ không làm tổn hại đến việc tranh cử tổng thống của họ”, Thủ tướng Nga Medvedev nói.
Trong khi Thủ tướng Nga Medvedev có vẻ khá bực bội với những phát ngôn của Romney thì Tổng thống Putin lại tỏ ra điềm tĩnh hơn. (Ảnh minh họa) |
Romney đã lặp lại một lần nữa những chỉ trích về nước Nga trong bài phát biểu nhậm chức của mình tại Hội đồng quốc gia Đảng Cộng hòa vào tháng Tám – ông nói rằng: “Dưới quyền điều hành của tôi, bạn bè của chúng ta sẽ thấy lòng trung thành nhiều hơn và Vladimir Putin ( người đã trở thành Tổng thống Nga trong tháng Năm) sẽ nhìn thấy ít sự mềm mỏng hơn, thay vào đó sẽ nhiều sự cứng rắn hơn”. Lại một lần nữa những phát biểu này tạo ra phản ứng tiêu cực từ Matx-cơ-va.
“Lại đưa Nga vào danh sách kẻ thù của Mỹ” - tiêu đề chính của tờ Nhật báo Nezavisimaya Gazeta Matx-cơ-va xuất bản hôm thứ Năm. Tờ báo điện tử Pravda phiên bản tiếng Anh cũng đưa tin cảnh báo rằng “ Paul Ryan và Mitt Romney của Đảng Cộng hòa – những ứng cử viên chính thức cho chức Phó tổng thống và Tổng thống nước Mỹ đã đưa ra những hỗ trợ cực đoan cho chính sách đối ngoại của nước này, đặc biệt là mối quan hệ với nước Nga”.
Nhưng một lần nữa, các chuyên gia cho rằng họ không chắc Romney sẽ theo đuổi đến cũng những phát ngôn cứng rắn đó của mình.
“Trong những ngày qua, Romney đã nói về chiến tranh lạnh như thể là ông ấy hiểu rõ về nó lắm. Trong thực tế, vấn đề chính là Romney thiếu tầm nhìn ở bất cứ việc gì”. Fyodor Lukyanov, một biên tập viên kỳ cựu của tờ Nga và các vấn đề toàn cầu của một tờ báo hàng đầu về đối ngoại của Matx-cơ-va nói.
Các chuyên gia của Nga cho rằng Matx-cơ-va không có hứng thú tạo ra một cuộc chiến tranh lạnh nào nữa, và mặc dù họ nghĩ Obama sẽ thích hợp trở lại Nhà trắng vào tháng 11 hơn thì họ vẫn sẽ tìm ra được một cách ứng xử với một “Tổng thống Romney”.
Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy Tổng thống Nga Putin có thể đang lắng nghe những gì Romney nói. Sau khi một lần nữa Romney lặp lại câu “kẻ thù địa chính trị số 1 của Mỹ”, ông Putin nói trên báo chí rằng ông “biết ơn Romney đã xây dựng quan điểm một cách rõ ràng như vậy, và ông ấy một lần nữa chứng minh các cách tiếp cận vấn đề lá chắn tên lửa của Nga là đúng”, đề cập đến việc Mỹ lắp đặt các hệ thống chống tên lửa ở Châu Âu là để chống lại Nga.
Mỹ đã từng tuyên bố các hệ thống đó là một sự bảo vệ chống lại tên lửa Iran, nhưng điện Kremli từ lâu đã nghi ngờ rằng mục đích thực sự của nước Mỹ là nhắm mục tiêu vào Nga.
“Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là ngay cả khi ông ấy không giành chiến thắng, ông ta hay bất cứ ai có quan điểm tương tự có thể nắm quyền trong bốn năm thì chúng tôi vẫn phải xem xét và đối phó với các vấn đề an ninh trong một viễn cảnh lâu dài”, Putin nói. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng ông vẫn sẽ làm việc với một chính quyền thuộc Đảng Cộng hòa.
“Ông Romney coi chúng tôi là kẻ thù số 1 và những cảm giác xấu về Nga là một dấu trừ. Nhưng ông ấy đã thể hiện mình một cách thẳn thắn, công khai và rõ ràng, có nghĩa ông ấy là một người cởi mở và chân thành, đây là một điểm cộng”, Putin nói. “Nếu ông ấy được bầu cử làm Tổng thống Hoa Kỳ, chắc chắn chúng tôi sẽ làm việc với ông ấy như là một người đứng đầu của một nhà nước”.