MH17 rơi: Vệ tinh Nga phát hiện Ukraine triển khai tên lửa BUK
"Thông tin liên quan tới vụ tai nạn của chiếc máy bay dân dụng Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hàng không Malaysia hôm 17/7 hiện đang rất hỗn loạn. Do đó, Bộ Quốc phòng Nga nhận thấy cần phải chuyển nguồn thông tin về kiểm soát vật thể chuyến bay cho Bộ Tham mưu xử lý", tờ RIA Novosti dẫn lời Trung tướng Kartapolov.
Ông Kartapolov đã cho công bố hình ảnh vệ tinh về các khu vực phòng không của quân đội Ukraine. Trong đó, 3 bức ảnh vệ tinh đầu tiên được chụp vào ngày 14/7, cho thấy lực lượng phòng không Ukraine đã có động thái triển khai vũ khí tại khu vực đông nam nước này.
Bức ảnh vệ tinh số 1 cho thấy quân đội Ukraine triển khai các tổ hợp phòng không Buk tạiLugansk. |
Bức ảnh đầu tiên cho thấy các tổ hợp phòng không Buk được bố trí tại một khu vực cách tây bắc Lugansk 8 km. Theo Trung tướng Kartapolov, bức ảnh này còn thấy rõ xe phóng tự hành và 2 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn.
Bức ảnh thứ hai là hình ảnh các trạm radar chiếu xạ mục tiêu gần Donetsk.
Bức ảnh thứ 2 được chụp hôm 14/7. |
Bức ảnh thứ ba ghi nhận vị trí các hệ thống phòng không Ukraine tại Donetsk, bao gồm xe phóng tự hành, gần 60 đơn vị quân sự và các thiết bị đặc biệt.
Bức ảnh vệ tinh số 3 được Bộ Quốc phòng Nga công bố. |
Trung tướng Kartapolov nhấn mạnh: "Đây là các bức ảnh được chụp hôm 17/7. Hãy chú ý rằng không còn xe phóng tự hành. Trên bức ảnh số 5 thấy rõ là sáng hôm đó tại làng Zaroshinskoe, cách Donetsk 50 km về phía đông và cách Shaktersk 8 km về hướng nam đã xuất hiện một khẩu đội tên lửa phòng không Buk".
Bức ảnh số 5 chụp ngày 18/7 cho thấy mọi khí tài đã được quân đội Ukraine di chuyển khỏi vị trí ban đầu. |
"Câu hỏi đặt ra là tại sao khẩu đội này lại được triển khai ở ngay sát vùng kiểm soát của quân ly khai trước thời điểm xảy ra thảm họa? Các bức ảnh vệ tinh chụp ngày 18/7 đã cho thấy khẩu đội này đã di chuyển khỏi vị trí vào hôm trước", ông Kartapolov nói thêm.
Ngoài ra, phía Nga cũng đưa thêm một số thông tin khác, cụ thể:
- Máy bay MH17 đã bay chệch hướng hướng về phía Bắc khi đang bay gần khu vực không phận Donetsk. Sau khi bay khoảng 14km đã cố gắng tìm cách bay về đường bay cũ ban đầu.
- Máy bay MH17 bị rơi trong khoảng 3 phút.
- Ngày 17/7 là ngày hệ thống Kupol của Kiev khoạt động mạnh nhất.
- Vào lúc 17h20, ngày 17/7, một chiếc SU-25 đã được ghi nhận tiếp cận chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH17, khoảng cách gần nhất là 3-5km.
- Một vật thể bay không xác định được radar của Nga tại Rostov phát hiện tại khu vực MH17 rơi vào đúng thời điểm máy bay này rơi xuống đất, radar không xác định được chính xác vật thể đó là gì, điều này không phải hiếm trong trường hợp các máy bay quân sự.
Trước đó, radar chưa phát hiện vật thể này do đang được đặt trong trạng thái Stand By (tạm dừng) nên không phát hiện được các vật thể bay cao hơn 5.000m.
Sau khi MH17 rơi, vật thể bay này tiếp tục lượn vòng trên khu vực rơi một thời gian nữa.
- Tại thời điểm MH17 rơi, có một vệ tinh giám sát tên lửa của Mỹ đang bay qua Ucraine. Phía Nga yêu cầu nếu Mỹ có ảnh thì cần phải công bố ngay lập tức.
- Hình ảnh hệ thống tên lửa BUK đã được chụp tại Krasnoarmeysk, khu vực do Kiev kiểm soát.
- Bộ Quốc Phòng Nga tuyên bố không chuyển bất kì hệ thống BUK hay hệ thống phòng không nào cho lực lượng ly khai ở Ukraine.
Bên cạnh đó, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin cũng chính thức đệ trình các bằng chứng của Nga lên HĐBA LHQ vài giờ trước khi hội đồng bỏ phiếu thông qua nghị quyết về MH17.
Chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysian Airlines trên hành trình từ Amsterdam tới Kuala Lumpur đã không may gặp nạn tại miền đông Ukraine hôm 17/7, khiến 298 người bao gồm 85 trẻ em và 15 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Trong khi chính quyền Kiev đổ lỗi cho quân ly khai miền đông Ukraine là thủ phạm gây ra thảm họa trên, lực lượng tự vệ khẳng định họ không có bất cứ phương tiện gì có thể bắn máy bay ở độ cao 10 km.