Mê mẩn 26 ngôi nhà rường cổ trăm năm tuổi yên bình bên bờ sông Ô Lâu

Hàng chục ngôi nhà rường cổ có kiến trúc độc đáo hơn trăm năm tuổi ở làng Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) vẫn đang được người dân sinh sống, lưu giữ và đón khách đến tham quan, lưu trú... hàng ngày.

Làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 2009. Phước Tích là một miền quê yên bình, cổ kính bên bờ sông Ô Lâu với nét đặc trưng là cấu trúc hệ thống 26 nhà rường cổ trên 100 năm tuổi được chạm khắc những họa tiết, hoa văn tinh xảo… và các ngôi nhà được ngăn cách bởi những hàng chè tàu xanh, thẳng tắp, gọn gàng.

Nhà rường cổ ở Phước Tích là một tổ hợp các cấu kiện gồm cột, kèo, xuyên, trến, xà, đòn tay bằng gỗ tốt, được ráp nối với nhau hoàn toàn bằng liên kết mộng tạo nên bộ khung vững chắc. Hiện, một số ngôi nhà vẫn có người sinh sống hàng ngày và đón khách đến tham quan...

Trao đổi với PV, bà Hồ Thị Thanh Hòa – Nhân viên BQL di tích kiến trúc, nghệ thuật làng cổ Phước Tích cho biết, đây là những ngôi nhà đang được người dân lưu giữ và mới được trùng tu lại hơn 10 ngôi do xuống cấp theo thời gian.

Những ngôi nhà này thường được các quý tộc, những người giàu có ngày xưa xây dựng bằng gỗ với những họa tiết trang trí đẹp mang phong cách kiến trúc truyền thống xứ Huế.

“Hiện nay, 4 ngôi nhà rường cổ có đầy đủ tiện nghi… đạt chuẩn hơn so với các ngôi nhà khác đang được chủ nhà đón khách đến chiêm ngưỡng và tham quan ở lại lưu trú để cảm nhận sự mát mẻ, yên tĩnh… của miền quê bên bờ sông Ô Lâu” - bà Hồ Thị Thanh Hòa thông tin thêm.

Hình ảnh 26 nhà rường cổ được PV ghi nhận tại làng cổ Phước Tích

Ngôi nhà ông Lương Thanh Hoàng có phong cách kiến trúc, nghệ thuật đầu thế kỷ 20 gồm ba gian, thu hồi bít đốc và họa tiết hoa văn trang trí tương đối đơn giản…

Ngôi nhà ông Lê Trọng Phú có phong cách kiến trúc, nghệ thuật cuối thế kỷ 19 hướng Đông, khung gỗ gia chủ mua ở Hải Lăng (Quảng Trị) và 4 mặt lập bằng ngói liệt…

Ngôi nhà bà Lê Trọng Thị Vui mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 19, bài trí nội thất theo kiểu tiền Phật hậu Linh, hệ cửa bản khoa ngoại gồm các cánh cửa kiểu thượng song, hạ bản…

Ngôi nhà bà Lương Thanh Thị Trảng được xây dựng năm 1900 gồm ba gian, hướng Tây Bắc (hướng ra sông Ô Lâu) và tường xây gạch trát vữa, lợp ngói liệt…

Ngôi nhà ông Lương Thanh Bạch được xây dựng năm 1890 gồm ba gian, hướng Nam và các trang trí, chạm khắc tập trung ở đầu kèo, dạ đòn tay…

Ngôi nhà bà Lê Thị Hoa có phong cách kiến trúc, nghệ thuật cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hướng Tây Bắc gồm ba gian hai chái và 6 hàng cột…

Ngôi nhà bà Lê Thị Phương có phong cách kiến trúc, nghệ thuật cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Quay hướng Nam (hướng ra sông Ô Lâu) và bộ khung kết cấu kiểu năm hàng cột (hai hàng cột tiền và ba hàng cột hậu), vảy thêm phần hiên rộng 1,65m…

Ngôi nhà ông Hồ Thanh Yên mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 19, được gia chủ mua lại ở tỉnh Quảng Trị gồm hai nếp, bố cục mặt bằng chữ nhị, mỗi dãy ba gian…

Ngôi nhà bà Đoàn Thị Nguyệt được xây dựng năm 1908 trên khuôn viên diện tích 1828 m2.

Ngôi nhà ông Nguyễn Huy Hoàng được xây dựng năm 1906 và vẫn giữ bảo nguyên vẹn những giá trị kiến trúc, nghệ thuật vốn có.

Ngôi nhà ông Hồ Văn Thuyên được xây dựng vào năm 1893 có hệ thống rầm thượng kéo dài cả 3 gian…

Ngôi nhà bà Trương Thị Thú có phong cách kiến trúc, nghệ thuật cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Nhà quay về hướng Đông, có mặt bằng chữ nhất với kích thước 11,16 x 8,4m kiến trúc ba gian, hai chái…

Ngôi nhà ông Lương Thanh Phong được xây dựng năm 1907, 1908 và quay về hướng Nam. Các đầu kèo được chạm khắc tinh xảo…

Ngôi nhà ông Hồ Văn Tế được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 19, nhà quay về hướng Nam và kiến trúc ba gian hai chái kép…

Ngôi nhà bà Hồ Thị Thanh Nga có phong cách kiến trúc, nghệ thuật cuối thế kỷ 19 gồm ba gian được mua từ nơi khác về, nhà quay về hướng Đông Nam. Gian giữa có rầm thượng và chạm trổ tinh xảo nhiều hình tượng long hóa, dải mây… trên đầu kèo hay dưới đòn tay.

Ngôi nhà ông Hồ Văn Chúc

Ngôi nhà ông Trương Công Huấn mang phong cách kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ 20 theo kiểu nhà vuông, một gian hai chái. Bộ khung kiến trúc kiểu bảy hàng chân và trang trí tập trung ở thân kèo, tai trến…

Ngôi nhà ông Trương Duy Thanh mang phong cách kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ 19. Gian giữa dành cho việc thờ cúng ông bà tổ tiên và thờ phật, cánh cửa bản khoa ngoại kết cấu “Thượng song, hạ bản”.

Ngôi nhà ông Đoàn Văn Tào mang phong cách kiến trúc, nghệ thuật thế kỷ 19, được mua từ huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) về. Bộ khung nhà kết cấu kiểu bảy hàng chân.

Ngôi nhà ông Lê Trọng Khương nguyên của ông bộ Phiên ở làng Ưu Điềm (xã Phong Hòa) xây dựng năm 1904 và được gia chủ mua lại vào năm 1936.

Ngôi nhà ông Lê Trọng Đào có phong cách kiến trúc, nghệ thuật giữa thế kỷ 19 của ông trùm Quế ở làng Ưu Điềm và được gia chủ mua lại năm 1931.

Ngôi nhà ông Lê Trọng Quân được xây dựng năm 1908 và đến năm 1940 mới được gia chủ hoàn thiện lợp mái ngói móc, xây tường gạch thay tường phên tre.

Ngôi nhà bà Lương Thanh Thị Hén được xây dựng năm 1918 theo kiểu nhà vuông một gian, hai chái. Bộ khung kiến trúc kiểu bảy hàng chân và trang trí đơn giản, thiên về bào trơn, đóng bén.

Ngôi nhà bà Lê Ngọc Thị Thí được xây dựng năm 1833 theo kiến trúc ba gian, 2 chái và vẫn đang được bảo lưu nguyên vẹn.

Ngôi nhà ông Lê Trọng Kiêm được xây dựng năm 1908 theo lối nhà rường truyền thống 1 gian 2 chái lớn (nhà vuông). Vì mái kiểu vì kèo truyền thống ở xứ Huế.

Ngôi nhà ông Hồ Văn Hưng được xây dựng năm 1893 và không được còn như xưa nhưng vẫn giữ được kiểu dáng kiến trúc của một ngôi nhà dân gian truyền thống xứ Huế.


Hà Oai

Di tích đặc biệt Tháp Bà Ponagar, điểm đến hút khách

Không chỉ là nơi linh thiêng, Tháp Bà Ponagar còn là điểm thu hút du khách du lịch trong và ngoài nước bởi kiến trúc độc đáo cùng các điệu múa truyền thống của người Chăm.

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Du lịch Đà Nẵng: Khám phá Bà Nà về đêm chỉ từ 500.000 đồng

Từ tháng 10/2024, khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) áp dụng chính sách giá combo “Ba Na By Night” linh hoạt theo từng khung giờ lên cáp treo.

Fansipan, Sa Pa - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày sẽ là thời điểm lý tưởng cho một chuyến đi du lịch tại Fansipan, Sa Pa - nơi nắng vàng như rót mật, khí hậu mát lạnh, ruộng bậc thang mùa lúa chín rực vàng và tưng bừng các lễ hội.

Lý do Hà Nam có cơ hội trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á’

Được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”, Hà Nam là nơi-phải-đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa.

Hà Nam được đề cử 2 hạng mục tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại 2 hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”.

Fansipan rực rỡ với thảm hoa tím trải dài tới tận chân trời

Tháng 8, đồi hoa tím trải rộng hơn 15.000m2 tại Sun World Fansipan Legend rực rỡ khoe sắc, làm đẹp cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của dãy núi cao nhất Việt Nam.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Đang cập nhật dữ liệu !