'Mẩu giấy mang thai' và chuyện yêu - cưới - đẻ của học sinh dân tộc thiểu số

Thanh niên DTTS đang nhìn thấy gì và có quan điểm gì về chuyện yêu - cưới - đẻ? Câu trả lời sẽ có trong cuốn “Mẩu giấy mang thai” tập hợp hơn 70 tác phẩm được chọn lọc của 40 em học sinh đến từ Trường Phổ thông DTNT huyện Thuận Châu (Sơn La).

3 câu chuyện nhói lòng

Câu chuyện thứ nhất: Mẹ 16 tuổi đã bị bắt lấy chồng...

Hiện nay, em sống tại bản Chiềng Ve, xã Mường É, huyện Thuận Châu. Từ khi em sinh ra cho đến thời điểm này, bố ruột của mình là người như thế nào em còn không rõ. Em nghe ông bà với các cô kể. Hai gia đình đã bắt mẹ và ông kia lấy nhau khi đó mẹ em mới 16 tuổi bằng tuổi của em bây giờ. Mẹ em và ông kia không hề yêu nhau, đám cưới này diễn ra chỉ có sự đồng ý của 2 bên ông bà. “Ván đã đóng thuyền” – mẹ và ông kia vẫn phải chấp nhận và sinh sống tại nhà của ông bà ngoại được một thời gian mẹ mang thai em. Đến một ngày mẹ nhận ra ông ấy nghiện thuốc phiện. Hai người ly hôn. Ngày hoàn thành thủ tục ly hôn cũng là ngày em chào đời. Năm đó mẹ em mới 16 tuổi mà ông bà đã bắt lấy chồng. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. 16 tuổi mà phải mang nặng đẻ đau, ngày mẹ sinh, mẹ không dám ra ngoài nhiều vì lời gièm pha chê trách của người hàng xóm...

Chia sẻ của học sinh Thuận Châu về chuyện cưới và đẻ của mẹ mình

Câu chuyện thứ 2: Bạn đang học lớp 7 bỏ về nhà lấy chồng sinh con

Ở trường PTDT Nội trú THCS và THPT Thuận Châu, vào năm học 2016-2017 đã có một bạn học sinh lớp 7 sống tại xã Long Hẹ - huyện Thuận Châu bỏ học để lấy chồng.

Sau kỳ nghỉ Tết năm Đinh Dậu không thấy G. xuống trường học nữa. Khi tìm hiểu lý do thì mọi người biết được G. đã ở nhà lấy chồng. Một thời gian sau, cô bạn thân của G. đến báo là G. đã có thai được 3 tháng. Nghe tin sau đó là G. đã sinh được một bé trai tại bệnh viện đa khoa huyện một số bạn trong lớp đã xuống thăm. G. có kể và tâm sự rất nhiều về cuộc sống hôn nhân của mình. G. thấy rất hối hận khi đã dại dột và suy nghĩ chưa chín chắn khi quyết định bỏ học về lấy chồng. Cuộc sống hôn nhân rất vất vả vì cả hai vợ chồng vẫn còn quá trẻ nên chưa thể có công việc ổn định để nuôi sống bản thân và chăm lo cho gia đình nhỏ của mình. G. còn nói một câu “Hạnh phúc không phải chỉ yêu là đủ”.

Câu chuyện yêu và đẻ của bạn gái

Câu chuyện thứ 3: Kết hôn 14 tuổi và ăn lá ngón

Tôi có người cô ruột trú tại Bản Lầng , xã Bỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên). Bản của cô có một em gái bị ép buộc lấy chồng khi mới chỉ 14 tuổi tên là M. twvs bằng tuổi của tôi, khi đó mẹ cô gái đó gọi điện cho cô bảo về nhà làm cùng nhưng khi về mẹ không cho xuống học nữa mà bảo đi lấy con trai của cậu tên là D, vì đã cầu hôn từ nhỏ rồi nên nếu không làm theo lời hứa sẽ phải đền tiền,  cô gái khóc rất nhiều không muốn đi nhưng mẹ cô bắt buộc phải đi… khi tổ chức đám cưới xong về nhà chồng cô gái đã rất chán ghét người chồng và đã lên một quả đồi rất cao để ăn lá ngón chết, từ chuyện đó mẹ cô mới biết được rằng việc bắt con cái kết hôn sớm không phải là một việc tốt và mẹ cô đã rất thất vọng về việc làm của mình…”.

Đó chỉ là 3 câu chuyện chúng tôi trích dẫn lại trong rất nhiều chia sẻ về chuyện yêu – cưới – đẻ được ghi lại trong dự án “Mẩu giấy mang thai”.

Bằng việc sử dụng những chất liệu nghệ thuật từ phấn tiên, acrylic, màu nước, bút dạ, dưới các hình thức tranh vẽ, báo tường, thư tay ở các kích cỡ khác nhau cùng với sự sáng tạo, các câu chuyện, các tác phẩm đã được 40 em học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Thuận Châu, Sơn La thực hiện trong năm 2018... 

Quyển sách "Mẩu giấy mang thai" là rất nhiều những câu chuyện về yêu - cưới - đẻ diễn ra xung quanh những bản làng của các em, cộng đồng dân tộc thiểu số mà các em đang sinh sống…

Nằm trong dự án “Sáng tạo cùng Thanh niên dân tộc thiểu số về kế hoạch hóa gia đình” do Qũy Liên hợp quốc (UNF) thông qua mạng lưới Kế hoạch hóa gia đình 2020, “Mẩu giấy mang thai” đã được thực hiện bởi các hoạt động: Tập huấn nâng cao năng lực về giới, bình đẳng giới, tránh thai, mang thai, phá thai an toàn, quyền sinh sản – quyền tình dục cho các nhóm tình nguyện viên; Tổ chức chuỗi thảo luận dành riêng cho các thanh niên dân tộc thiểu số đang sinh sống và học tập tại Hà Nội; Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, những giờ giải lao gần gũi, cởi mở, các em học sinh Trường dân tộc nội trú Thuận Châu cùng các anh chị điều phối nghệ thuật cộng đồng, tình nguyện viên được chia sẻ và kể cho nhau nghe những câu chuyện về giới, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục…

Tác phẩm của học sinh kể về việc có thai ở tuổi vị thành niên và bị chê cười...

.."Các biện pháp tránh thai có thể mua được ở hiệu thuốc nhưng khó mà đi mua được vì ai mà nhìn thấy lại nghĩ mình làm gì bậy bạ"

Từ những câu chuyện, chia sẻ của các em, mối tương quan hai chiều của việc kết hôn với mang thai được thể hiện hết sức rõ ràng, là những câu chuyện chưa bao giờ là cũ từ thế hệ của mẹ cho đến các em. Những người bạn 12, 13 hay 14 tuổi mang thai ngoài ý muốn phải đối mặt với sức ép khác nhau, được cho là do không thể tiếp cận tới dịch vụ, là do thiếu kiến thức, và các mối quan hệ mà các em chưa thể làm chủ trong một bối cảnh mà gia đình, nhà trường và xã hội vẫn còn chưa thực sự cởi mở về vấn đề sức khỏe sinh sản…

3 gợi ý từ "Mẩu giấy mang thai" giúp trẻ vị thành niên dân tộc thiểu số thoát khỏi vòng luẩn quẩn  yêu-cưới-đẻ:

Việc đáp ứng giáo dục các biện pháp tránh thai từ lúc dậy thì với ngôn ngữ và hình thức tích cực sẽ giúp các em học sinh tránh khỏi việc có quan hệ tình dục không an toàn, không trở thành mẹ ở tuổi còn đi học và có nhiều cơ hội học tập và lao động trong tương lai;

Việc đáp ứng các kiến thức một cách cởi mở, không phán xét về tình yêu, tình bạn, gia đình sẽ giúp các em học sinh làm chủ được cảm xúc, hiểu được giá trị của các mối quan hệ lành mạnh, an toàn, đồng thời giúp các em thêm yêu quý và trân trọng chính con người của mình;

Sử dụng các biện pháp sáng tạo để trao đổi với thanh niên, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số về sức khỏe sinh sản hay bạo lực giới, giúp họ có thể thể hiện được ý kiến của bản thân đồng thời trang bị thêm các thông tin cần thiết...

Theo: PNVN

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Đang cập nhật dữ liệu !