Mập mờ tên gọi “trường quốc tế” và “loạn mức học phí”

Đánh vào tâm lý "sính ngoại" cũng như nhu cầu của phụ huynh cho con học với giáo viên nước ngoài tại những ngôi trường có tên rất “Tây” ngày càng tăng, nhiều trường học đang tự gắn các mác “quốc tế”.

Với tình trạng loạn trường quốc tế tự phong, các phụ huynh học sinh khó lòng phân biệt đâu mới thực sự là trường quốc tế và dễ dàng bị “móc hầu bao” với mức học phí trên trời.

Năm học 2019 - 2020, học phí cho học sinh lớp 1 của trường quốc tế Gateway được công bố là 117,700,000 triệu đồng. Phụ huynh có thể đóng học phí theo kỳ hoặc cả năm. Nếu đóng cả năm trước 31/5 thì sẽ được nhận ưu đãi 5% còn 111,815,000 triệu đồng, đóng trước 14/7 được ưu đãi 3% với học phí là 114,169,000 triệu đồng.

Mức học phí này chưa bao gồm phí học liệu, tiền ăn, xe buýt đưa đón và phí trông muộn quá giờ.

Trường được quảng cáo là chương trình học bằng Tiếng Việt như môn Văn - Tiếng Việt, Giáo dục lối sống, Phát triển cá nhân... của trường được giảng dạy theo phương pháp hiện đại. Chương trình học bằng ngôn ngữ tiếng Anh giảng dạy bởi 100% giáo viên nước ngoài với 18 tiết/tuần, bao gồm các môn Ngữ văn Anh, Văn hóa Anh, Khoa học, STEAM, Tin học...

Các chương trình hợp tác với nước ngoài của Gateway cũng được đánh giá cao như Giáo dục thể chất độc quyền từ Nhật Bản, Bơi Aqua-tots độc quyền từ Mỹ. Tiếng Nhật là ngôn ngữ thứ ba được giảng dạy trong các buổi câu lạc bộ ngoài giờ tại trường.

Hệ thống phòng học, phòng chức năng của trường hiện đại, tiện nghi, đạt chứng chỉ công trình xanh IFC, công trình xanh Lotus. Cơ sở vật chất tiện nghi với sân bóng, canteen, hệ thống trường dạy bơi 4 mùa tiêu chuẩn Mỹ, nhà thi đấu đa năng, thư viện... đảm bảo nhu cầu phát triển toàn diện cho học sinh.

Đây cũng chính là ngôi trường để xảy ra vụ việc một học sinh lớp 1 bị tử vong trên xe bus đưa đón của nhà trường vì bị bỏ quên từ sáng đến gần 4h chiều.

Sáng 7/8 UBND quận Cầu Giấy đã tổ chức họp báo liên quan đến vụ việc trên, tại buổi họp báo, nhiều PV đặt câu hỏi "Trên địa bàn Cầu Giấy có bao nhiêu trường quốc tế và tiêu chuẩn như nào? Gateway phải trường quốc tế tiêu chuẩn không?".

Trả lời câu hỏi này, ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy thông tin: "Trong quy định thì không có trường nào là trường quốc tế. Chữ quốc tế là do một số tường ngoài công lập tự quảng cáo để thu hút học sinh". Trong địa bàn quận chỉ có những trường có yếu tố nước ngoài và chúng tôi cũng đã báo cáo những điều này lên lãnh đạo Sở GD&ĐT".

Ngoài GateWay còn nhiều trường gắn “mác quốc tế” với học phí “trên trời” lên đến vài trăm triệu một năm nhưng chất lượng lại không hề được kiểm định.

Chia sẻ vấn đề này với Infonet, TS. Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho hay: “Hiện nay nhiều phụ huynh đang có sự nhầm lẫn rất lớn giữa trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài (trường quốc tế).

Đúng là các trường tư thục đã được phép giảng dạy các chương trình quốc tế hoặc chương trình tích hợp, sau đó lợi dụng điều này họ tự gắn mác trường quốc tế, nên nhiều phụ huynh nghĩ rằng chỉ cần giảng dạy chương trình nước ngoài, đó sẽ là trường quốc tế.

Điều đáng nói, cái tên trường quốc tế lại được các cơ quan quản lý chấp nhận và không bị tuýt còi mặc dù đặt sai tức là cấp quản lý mặc nhiên thừa nhận.

Lợi dụng điều này các trường “gắn mác quốc tế” tự cho mình quyền đưa ra mức học phí. Hiện nay ở Hà Nội mức học phí ở các trường này rất khác nhau. Có những trường thu hơn trăm triệu/ năm đến vài trăm triêu mà không có cơ quan nào quản lý.

Vì hiểu sai khái niệm trường quốc tế nên người dân chấp nhận mức học phí trên trời mà các trường “quốc tế gắn mác” tự đặt ra chứ không phải theo một quy định nào. Học phí phải đi đôi với chất lượng mà học sinh được hưởng, học phí phải phù hợp chứ không phải nhà trường muốn đưa ra mức thế nào cũng được.

Nhiều trường giải thích rằng họ tự chủ, họ hoạt động như doanh nghiệp nên họ tự đặt ra học phí và phụ huynh đồng ý mới cho con vào học. Điều này chưa đúng, có chuyện mập mờ ở cái gọi là tự chủ, tự chủ phải đi với giải trình, phải công khai minh bạch với xã hội. Các trường thu như vậy thì chi thế nào chứ không phải thu kiểu  “bốc thuốc” được. Không phải cứ tự chủ là muốn làm gì thì làm vì cơ quan quản lý nhà nước phải bảo vệ quyền lợi của người dân.

Tình trạng này không phải với các trường phổ thông mà bản thân các trường nghề, cao đẳng, đại học cũng gắn tên “quốc tế” vào ngành học để thu học phí cao nhưng đến khi giải trình lại không giải trình được.

Dân mình lại có xu hướng sính ngoại mà không hề biết trường quốc tế phải có các cơ quan kiểm định chứng nhận đủ điều kiện chứ không phải cứ cơ sở vật chất đẹp, giảng dạy nhiều tiếng Anh là trường quốc tế. Lỗi này, tôi đề nghị cơ quan quản lý như Sở GD&ĐT cũng như Bộ GD&ĐT phải vào cuộc và “dẹp” ngay những “trường quốc tế rởm” tránh hiểu lầm."

Lãnh đạo Phòng GDĐT nói gì về trường được cho là có yếu tố quốc tế trên địa bàn?

Trường Quốc tế Anh - Việt (BVIS) có địa chỉ tại Nguyễn Trãi, Thanh Xuân (Hà Nội) là một ví dụ. Tất cả học sinh phải làm một bài kiểm tra đầu vào và có thể phải tham gia phỏng vấn hoặc nộp chứng nhận kết quả học tập, học bạ, thư giới thiệu hoặc bảng điểm.

Ở BVIS, 5 tuổi học lớp 1. Vì vậy lớp 6 vẫn được xếp ở hệ tiểu học. Phụ huynh có con vào lớp 1 phải đóng 324 triệu đồng/năm và nếu đóng theo từng kỳ (3 kỳ) sẽ cao hơn, khoảng 381 triệu. Nhà trường nêu rõ có quyền điều chỉnh bảng phí theo từng thời điểm. Học phí của năm tiếp theo được xem xét lại hàng năm và công bố trong học kỳ 3 của năm học hiện tại.

Học sinh sẽ chuyển cấp học trung học cơ sở khi vào lớp 7 với mức học phí năm ngoái là 403,6 triệu đồng. Cấp trung học tính từ lớp 7 đến lớp 13. Ông Phạm Gia Hữu - Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, trên địa bàn không có trường nào là trường quốc tế.

Tại Trường Song ngữ quốc tế Hanoi Academy (Tây Hồ, Hà Nội), học phí năm 2019-2020 với cấp tiểu học là 102,2 triệu đồng, phí ghi danh là 4,5 triệu đồng. Trong khi đó, học phí học sinh lớp 6 và 10 khoảng 117 và 136 triệu đồng. Mức này chưa bao gồm phí phát triển trường, học phẩm, đồng phục, sách giáo khoa, giáo trình, bảo hiểm.

Tất cả học sinh muốn đăng ký học tại Hanoi Academy phải tham gia xét tuyển đầu vào do nhà trường tổ chức với hai phần là phỏng vấn và bài kiểm tra.

Ông Lê Hồng Vũ - Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ khẳng định trên địa bàn chỉ có trường Quốc tế Liên Hiệp Hà Nội (UNIS Hanoi) là trường quốc tế được thành lập bởi Liên Hiệp Quốc và Chính phủ Việt Nam. Còn lại các trường có yếu tố nước ngoài.

Hoàng Thanh
Từ khóa: trường quốc tế học phí trường quốc tế trường quốc tế Gateway học sinh lớp 1 tử vong

Lễ khai giảng ‘đa sắc màu’ của hệ thống trường TH School

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 với chủ đề “Going Beyond - Không ngừng vươn xa”, các em học sinh mới của TH School tự tin bước trên thảm đỏ trong tiếng chuông rộn ràng, trên tay là những lá cờ nhiều màu sắc đại diện cho các quốc gia quê hương mình.

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !