Mãn nhãn với những tác phẩm Graffiti “cực chất” trên đường phố mô tả dịch Covid-19
Văn hóa Graffiti ra đời vào những năm 1970, trước cả khi hiphop xuất hiện. Nó bắt nguồn từ một người đàn ông làm nghề đưa thư tại thành phố New York, khi ông di chuyển khắp các con phố và viết tên mình lên những bức tường. Dần dần, nó trở nên đa dạng hơn, và được giới trẻ sử dụng như một cách để thể hiện quan điểm theo chủ nghĩa hiện đại và tách biệt xã hội.
Graffiti ban đầu có nghĩa là “tranh sơn xịt”. Nhưng qua thời gian, nó là tên gọi dành cho một bộ môn nghệ thuật đường phố, nơi các cá nhân nổi loạn tích cực thể hiện bản thân thông qua những hình vẽ nguệch ngoạc nhưng đầy sáng tạo.
Giữa cuộc chiến chống dịch căng thẳng, sức sáng tạo của các nghệ sĩ trên thế giới chẳng những không mất đi mà còn trỗi dậy mãnh liệt hơn, góp sức vào việc mô tả và tuyên truyền về những điều nên làm để chống dịch.
Nghệ sĩ TV Boy vẽ trên tường gần Đấu trường La Mã cổ đại, những anh hùng của bộ phim “Kỳ nghỉ hè La Mã”, nhằm tuyên truyền về dịch Covid-19. |
Gần khu phố Tàu một bức tranh mang tính cảnh báo về dịch bệnh. |
Tại Athens, tác giả 16 tuổi S.F. vẽ trên nóc tòa nhà chung cư một người phụ nữ đeo khẩu trang y tế - kêu gọi mọi người hãy dùng khẩu trang để bảo vệ bản thân. |
Trên bức tường ở quận Prenzlauer Berg tại Berlin, tác giả đã cố gắng thể hiện sự sợ hãi của người dân trước sự lây lan của dịch bệnh. |
Graffiti tại một công trường xây dựng ở Thượng Hải. |
Một vị Phật cũng không quên đeo khẩu trang bảo vệ ở Mumbai, Ấn Độ. |
Trên bức tường của bệnh viện được đặt theo tên của Giáo hoàng Giovanni XXIII ở Bergamo, Italy họa sĩ đã miêu tả một y tá đang ôm lấy biểu tượng là đất nước trước dịch bệnh đang hoành hành. |
Một tác phẩm của một nghệ sĩ đường phố người Scotland, được biết đến với cái tên Rebel Bear, trên bức tường một tòa nhà ở Glasgow, Scotland. |
Bức tranh Graffiti khổng lồ về chủ đề Covid-19 ở Warsaw với ý nghĩa tri ân những chiến sĩ áo trắng ở tuyến đầu chống dịch. |
Nghệ sĩ Pony Wave nhắc nhở cư dân ở California về các biện pháp phòng ngừa trong đại dịch. |
Bức vẽ nhắc nhở mọi người nên ở nhà phòng dịch. |
Bức tranh Mona Lisa năm 2020 ở Barcelona |
Ảnh: RIA, Izvestia (tổng hợp)