Mặc tranh cãi, Masan tung báo cáo tiêu thụ nước mắm tăng vọt

Ngoài nước mắm Nam Ngư, Masan đang kinh doanh khoảng 15 sản phẩm với các nhãn hàng khác nhau theo các nhóm hàng chính gồm: Gia vị, thực phẩm tiện lợi, thịt chế biến, cà phê, đồ uống (không cồn), bia.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 của CTCP Tập đoàn Masan (MSN), doanh thu thuần của công ty đạt 38.187,6 tỷ đồng, tăng 1,5% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 4.916 tỷ đồng, tăng trưởng 58%.

Doanh thu và lợi nhuận của MSN đến từ các công ty con gồm: (1) Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (MCH), công ty nắm giữ mảng hàng tiêu dùng và đang chi phối thị trường nước mắm, nước tương, mì gói,…; (2) Masan Nutri Science (MNS), công ty chi phối thị trường thức ăn chăn nuôi; (3) Masan Resources (MSR), công ty vận hành và khai thác mỏ Núi Pháo và mới được Masan Group tăng tỷ lệ sở hữu lên 100%; và (4) Techcombank.

Masan đã đầu tư 516,600 tỷ đồng (85,7%) vào công ty con là Công ty TNHH Masan Consumer Holdings – MCH (Công ty con của MCH là Vinacafe Biên Hòa – VCF do MCH sở hữu 98,49% cổ phần); đầu tư 11.950 tỷ đồng (99,9%) vào Công ty TNHH Tầm nhìn Masan; 1.916 tỷ đồng (80,8%) vào CTCP Masan Nutri-Science (MNS). Hiện Masan cũng đang sở hữu 15% cổ phần tại Techcombank, tương đương khoản đầu tư 4.378 tỷ đồng.

Có thể nói tăng trưởng doanh thu năm 2018 của Masan Group chỉ ở mức khiêm tốn do doanh thu của Masan Nutri Science (MNS) giảm mạnh. Nguyên nhân là do MNS phải vật lộn để hồi phục từ sự sụt giảm mạnh đàn lợn từ năm trước do xuất khẩu lợn sang Trung Quốc bị ngưng lại. MNS tiếp tục sẽ gặp khó trong năm nay do dịch tả lợn Châu Phi đang bùng phát.

Tuy nhiên, trọng tâm của MSN vẫn là mảng kinh doanh hàng tiêu dùng do MCH chi phối. Cả MCH và MSR đều đạt mức tăng trưởng doanh thu trên 20% trong năm qua.

Cụ thể, MCH đạt doanh thu thuần 17.346 tỷ đồng, tăng 28,2%, do doanh thu hầu hết các danh mục đều tăng, ngoại trừ thịt chế biến. MSR đạt doanh thu thuần 6.865 tỷ đồng, tăng 27% nhờ giá bán bình quân vonfram tăng. Trong khi đó, MNS đạt doanh thu thuần 13.977 tỷ đồng, giảm 25%, do sản lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi và giá bán đều giảm.

Theo báo cáo, chi phí bán hàng và quản lý năm 2018 của MSN là 6.329 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu tại MCH với 4.307 tỷ đồng (tăng 6,7%). Trong đó, chi phí khuyến mại của MCH là 1.626 tỷ đồng và chi phí marketing là 1.120 tỷ đồng.

Chiến lược đẩy mạnh marketing của MCH đã phát huy hiệu quả rõ rệt khi các thương hiệu nước mắm Nam Ngư, nước tương Chin Su, nước tăng lực Compact, nước khoáng Vĩnh Hảo, nước khoáng Vivant, mì khoai tây Omachi,… là những “con gà đẻ trứng vàng” cho Masan, giúp doanh thu tăng 28,2% trong khi chi phí bán hàng chỉ tăng 6,7%. Theo đó, tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý/doanh thu giảm mạnh từ 29,8% năm 2017 xuống 24,8% năm 2018.

Ngoại trừ thịt chế biến (mang thương hiệu Meat Deli), hầu hết các mặt hàng tiêu dùng của MCH đều đem lại doanh thu tăng. Hiện MCH đang kinh doanh khoảng 15 sản phẩm với các nhãn hàng khác nhau theo các nhóm hàng chính gồm: Gia vị, thực phẩm tiện lợi, thịt chế biến, cà phê, đồ uống (không cồn), bia (thương hiệu Sư Tử Trắng).

Trong đó, doanh thu từ nhóm hàng gia vị đạt 6.958 tỷ đồng, tăng 35% (chủ yếu đến từ các sản phẩm nước mắm Nam Ngư, nước tương Chin Su) với sản lượng tiêu thụ tăng 30% và giá bán tăng 3,8% trong năm 2018.

Mới đây, nhiều tổ chức đại diện nước mắm truyền thống như Câu lạc bộ nước mắm truyền thống Việt Nam, Hiệp hội Nước mắm Nha Trang, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc… đã có văn bản kiến nghị gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc xây dựng dự thảo này.

Các ý kiến cho rằng những tiêu chuẩn đưa ra trong dự thảo không hợp lý, gây khó khăn, thậm chí triệt tiêu nước mắm truyền thống.

Cụ thể, dự thảo đưa ra tiêu chuẩn kiểm soát các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong khi nguyên liệu làm nước mắm là cá biển; quy định nhà sản xuất phải loại bỏ cá nguyên liệu đã bị phân hủy mạnh, trong khi làm nước mắm sử dụng cá không tươi là bình thường…

Văn bản nêu rõ sau khi tiến hành hội thảo để góp ý kiến cho dự thảo trên, đại diện các bên nhận thấy: Xu thế xây dựng TCVN, quy chuẩn cho nước mắm và cơ sở sản xuất nước mắm đang thiên về cổ súy cho sự phát triển nước mắm pha chế - nước mắm công nghiệp. Đi cùng với nó là tạo ra rào cản kỹ thuật để triệt tiêu nghề sản xuất nước mắm truyền thống, không làm rõ sự khác biệt giữa quy trình và điều kiện sản xuất nước mắm thật hay còn gọi nước mắm truyền thống và nước mắm pha chế công nghiệp.

Hiền Anh
Từ khóa: tiêu chuẩn nước mắm Nước mắm công nghiệp Nước mắm truyền thống Nguyễn Đăng Quang Tỷ phú đô la các sản phẩm của Masan MCH Hàng tiêu dùng Masan Masan Masan Group MSN Nam Ngư Chin Su

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.