Lý do khiến Triều Tiên từ bỏ hẳn ý định tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ

Việc phải đối mặt với một loạt hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại cũng như nguy cơ bị tên lửa Mỹ san phẳng lãnh thổ trước khi tên lửa Triều Tiên kịp rơi xuống Mỹ, khiến Bình Nhưỡng phải từ bỏ ý định tấn công hạt nhân nhằm vào Washington.

Vụ phóng thử thành công lần đầu tiên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên hôm 4/7 đã khiến thế giới không khỏi bị sốc. Trong khi đó, Mỹ vẫn tiếp tục triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo bất chấp thực tế, Washington đang phải đau đầu giải quyết bài toán chiến thuật sai lầm đối với các hệ thống phòng thủ đã lắp đặt.

Theo Business Insider, kế hoạch đối phó của Mỹ trong trường hợp bị tên lửa Triều Tiên tấn công sẽ là tập trung xác định vị trí phóng tên lửa của Bình Nhưỡng và chuẩn bị đánh chặn.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III của Mỹ.

Kể từ năm 2013, Mỹ đã có kế hoạch triển khai 44 hệ thống đánh chặn tên lửa ở Alaska và California vào cuối năm 2017.

Tuy nhiên, hồi tuần trước, chia sẻ trên Twitter, nhà nghiên cứu cấp cao Lauren Grego thuộc Chương trình An ninh toàn cầu tại Liên đoàn Các nhà khoa học quan tâm nhận định, các hệ thống đánh chặn tên lửa chưa phải là vật đảm bảo.

"Khả năng chỉ cần một phát bắn mà tiêu diệt được ICBM là chưa rõ và cơ hội tiêu diệt chỉ là hơn 50% ngay cả trong những điều kiện lạc quan", bà Grego viết.

Những rõ ràng, Mỹ sẽ không chỉ dùng một hệ thống đánh chặn duy nhất để ngăn tên lửa đối phương tấn công. Trước đó, chia sẻ với Business Insider, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ cho hay, trong một cuộc chiến thực sự, Mỹ sẽ cùng lúc sử dụng nhiều hệ thống đánh chặn để tấn công một mục tiêu.

Cụ thể, theo tính toán của bà Grego, nếu Mỹ dùng cùng một lúc 4 hệ thống đánh chặn tên lửa nhắm vào một mục tiêu, Mỹ sẽ có 94% cơ hội bắn hạ tên lửa đối phương. 

Nhưng Triều Tiên cũng sẽ không dại gì mà tiến hành một cuộc chiến hạt nhân với một siêu cường hạt nhân như Mỹ chỉ bằng việc bắn một quả tên lửa. Cũng theo bà Grego, nếu Triều Tiên bắn 5 quả tên lửa, khả năng Mỹ có thể bắn hạ toàn bộ là 72%.

Tuy nhiên, việc Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa về phía Mỹ không phải là vấn đề duy nhất. Triều Tiên còn có thể tung hỏa mù tạo các mục tiêu giả cho Mỹ tấn công cũng như đưa ra các hành động đáp trả làm rối loạn hoặc gián đoạn hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Hành động này sẽ khiến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trở nên vô nghĩa và cho phép đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên tấn công các mục tiêu của Mỹ mà không gặp phải bất cứ rào cản nào.  

Cũng theo bà Grego, việc Mỹ tăng số lượng hệ thống phòng thủ tên lửa lên con số trên 44 cũng không thể giải quyết vấn đề căn bản của hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn.

"Khả năng phân biệt đầu đạn hạt nhân với các đầu đạn ngụy trang vẫn chưa được giải quyết trong khi đây lại là vấn đề nền tảng", bà Grego lý giải. 

Trong khi hệ thống đánh chặn tên lửa vẫn chưa đủ đảm bảo khả năng phòng thủ thì cách tốt nhất để phòng thủ trong một cuộc chiến hạt nhân là duy trì khả năng tấn công tốt. Nói cách khác, ngay tại thời điểm Mỹ phát hiện đối phương phóng tên lửa và xác định nguồn gốc, một loạt tên lửa hùng mạnh từ Mỹ cũng sẽ hướng thẳng tấn công Triều Tiên ngay cả trước khi tên lửa của Bình Nhưỡng rơi xuống đất Mỹ.

Điều đáng nói, Triều Tiên không hề có hệ thống phòng thủ tên lửa và sẽ không thể làm gì ngăn chặn Mỹ san phẳng lãnh thổ quốc gia bằng một loạt tên lửa tấn công. Điều này có nghĩa là Triều Tiên sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Và đây chính là lý do khiến Bình Nhưỡng từ bỏ ý định tấn công Mỹ.

Rõ ràng, một khi xảy ra chiến tranh, Mỹ sẽ không chỉ tấn công Triều Tiên mà còn truy lùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un dù ông này có trốn trong các boongke dưới lòng đất hay các hang động bí ẩn.

Theo bà Grego, vì những lý do trên, việc Triều Tiên phóng tên lửa tấn công Mỹ sẽ là không thể. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !