Lý do Ấn Độ cần gấp rút củng cố quân đội?
Lý do Ấn Độ cần gấp rút củng cố quân đội?
Một tàu chiến của Ấn Độ bắn tên lửa trong cuộc tập trận "Indo-Lanka" (ảnh: Reuster) |
Cả hai chuyến thăm trên đều chỉ ở mức độ phi chính phủ, nhưng các thành viên tham gia lại hoàn toàn là những người đang giữ những chức vụ quan trọng, có quyền quyết định, một số người hiện nay vần còn đang “kinh doanh”, và có ảnh hưởng nhất định đến những người hiện đang cầm quyền.
Cuộc hội đàm chỉ có sự tham gia của ba bên, điều đó quả “không bình thường”. Ấn Độ và Trung Quốc đã mất đi sự tin tưởng lẫn nhau kể từ sau chiến tranh biên giới năm 1962.
Phía Ấn Độ cho rằng, những tranh chấp biên giới vẫn chưa được giải quyết do có những vi phạm không thường xuyên, cùng với sự tham gia của Trung Quốc tại những nước láng giềng và khu vực lân cận với Ấn Độ. Trong vòng 15 năm qua, thương mại song phương giữa hai bên Trung-Ấn đã được cải thiện đáng kể, nhảy vọt từ dưới 1 tỉ Đô la lên đến hơn 70 tỉ Đô la vào năm 2011. Đó vừa là một động thái tích cực nhưng sự chênh lệch về cán cân thương mại cũng gây nhiều bất lợi cho Ấn Độ.
Ở một mức độ nhất định nào đó, điều này đã giảm thiểu sự mất tin tưởng lẫn nhau, nhưng Trung Quốc vẫn là một đối thủ tiềm năng.
“Ấn Độ-Thái Bình Dương” bắt đầu thu lợi
Đối với quan hệ Trung-Mỹ, mặc dù quan hệ thương mại giữa hai nước là rất lớn, hai nước là hai thái cực trong hầu hết các lĩnh vực.
Trên thực tế, Mỹ là siêu cường quốc trên thế giới, còn Trung Quốc cũng đang cố gắng hết sức, để vươn lên, cả hai đang gia tăng xu thế cạnh tranh. Sự đối đầu là không thể tránh khỏi, chỉ phản đối “tham gia, chứ không phải ngăn cấm”.
Về quan hệ Ấn Độ-Mỹ, hai bên đang có sự tiến triển tốt đẹp, nhưng trong nhiều lĩnh vực vẫn tồn tại sự bất hòa, khi một bên muốn tìm kiếm quyền tự chủ chiến lược, trong khi bên kia lại muốn ảnh hưởng đến các hành động và tầm nhìn của họ.
Mỹ không hài lòng khi Ấn Độ không phối hợp với mình can thiệp vào Iran, vẫn tiếp tục mối quan hệ hữu hảo với Pakistan. Lập trường của Ấn Độ về trách nhiệm hạt nhân là không hài hòa với khu vực khác khi nó thay đổi vị trí của mình trong trường quốc tế.
Vậy sự ràng buộc nào giữa ba bên trong cuộc đối thoại này, một vài người có thể sẽ đặt câu hỏi và với lý do tốt đẹp.
Một phần biểnDDoongjff, con đường huyết msạch trê biển (ảnh: Reuters) |
Không giống như sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô cũ tại châu Âu trong thời kì Chiến tranh lạnh, khi trọng tâm sự quan tâm an ninh của cả hai bên đều ở trên đất liền, các mối đe dọa trên biển tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Không có gì phải ngạc nhiên, khi Ấn Độ-Thái Bình Dương, một thuật ngữ mới, đã bắt đầu thu được lợi nhuận.
Các lĩnh vực được quan tâm là cả quan hệ truyền thống và những hoạt động phi chính phủ. Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là các bên tranh chấp tại biển Hoa Đông, thậm chí cả Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines cũng tuyên bố chủ quyền ở những bãi đá tại biển Đông.
“Trung Quốc và Ấn Độ không cùng một giải đấu”
Tranh chấp gần đây giữa Trung Quốc và Philippines trên biển Đông rất có khả năng dẫn đến một cuộc đối đầu thực thụ. Hơn nữa, Trung Quốc lại có sự giải thích riêng của mình về việc tự do đi lại thông qua khu đặc quyền kinh tế, trong khi Mỹ lại có một sự giải thích khác hẳn.
Ấn Độ không phải là một nước có đường bờ biển tiếp giáp với biển Đông, nhưng giá trị thương mại giữa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á đang có tranh chấp tại biển Đông với Trung Quốc lên đến 300 tỉ Đô la, và có khả năng vượt 1.000 tỉ Đô la vào năm 2020. Và thật nực cười khi nói rằng, Ấn Độ không quan tâm đến tình hình tại khu vực này.
Các nước Đông Nam Á và Châu Đại Dương có mối quan tâm riêng của họ, Ngoài ra, những chuyến tàu chở năng lượng của Trung Quốc và Nhật Bản, cũng như các nước khác thường xuyên đi qua đi qua tuyến đường huyết mạch thuộc vùng Ấn Độ Dương, nếu chỉ cần dừng hoạt động trong thời ngắn, cũng có thể gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho các nước này. Thêm vào đó là sự đe dọa đối với các tàu khi đi qua vùng biển Somali và eo biển Malacca.
Một tàu chiế INS Shivalik n của Ấn Độ (ảnh Reuters) |
Hiện nay, các chuyến tàu hàng hải đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của an ninh quốc tế, và nó sẽ còn diễn ra trong thời gian tới. Không có gì là ngạc nhiên khi Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đang chuyển hướng quan tâm đến biển đảo.
Sức mạnh quân sự của Mỹ trên biển là không phải bàn cãi. Còn Trung Quốc và Ấn Độ thì không “đá chung một giải”. Trung Quốc đang đẩy nhanh tốc độ củng cố sức mạnh trên biển, nhưng phải nhiều năm nữa để Trung Quốc có thể triển khai hoạt động hải quân tại các vùng biển xa xôi.
Tàu sân bay sẽ giải quyết được các khó khăn đó, nhưng trước tiên sẽ cần khoảng 6 chiếc tàu loại này, sau đó mới gửi 2 chiếc đến những vùng biển xa. Trong khi đó, hải quân Ấn Độ lại như chú rùa trong truyện ngụ ngôn, đang di chuyển rất chậm rãi trên con đường của mình.
Đã đến lúc cần sự công bằng
Tuy nhiên, trong khả năng có thể thực hiện các hoạt động tại phía Bắc Ấn Độ Dương, thông qua các tuyến đường vận chuyển, Ấn Độ có khả năng vượt trội hơn Trung Quốc và sẽ vẫn như vậy, khi mà Ấn Độ biết thận trọng. Vị trí địa lý của Ấn Độ có giá trị vô cùng to lớn tại vùng biển mà Trung Quốc đang cố gắng để đạt được sự phù hợp tương xứng.
Trên thực tế, Trung Quốc đã nhận ra vai trò quan trọng của Ấn Độ trong việc giữ gìn an ninh trật tự tại Ấn Độ Dương, nhưng Mỹ đã nhận ra điều này sớm hơn nhiều.
Tàu Lạc Dương của Trung Quốc |
Và hệ quả tất yếu là mối quan tâm trên biển trở thành chủ đề quan trọng khiến ba quốc gia có thể ngồi lại cạnh nhau. Mặc dù các vấn đề như năng lượng và khủng bố cũng rất nổi cộm, nhưng tại cuộc gặp ở Bắc Kinh và Washington, vấn đề an ninh hàng hải đã được ưu tiên đặt lên hàng đầu.
Ấn Độ phải nhận thấy các lợi thế của mình và xây dựng, củng cố chúng. Ở một mức độ nào đó, cần phải nhanh chóng đưa ra quyết định mua lại công nghệ và thực thi hiệu quả việc này. Lực lượng của Ấn Độ đang yếu đi, và cần các hành động để đảo ngược tình hình. Mặc khác, Ấn Độ phải chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận những gì đang diễn ra..
Người ta có thể cảm nhận được một phần mong muốn của Trung Quốc , nhằm gây ảnh hưởng lẫn nhau trong những thách thức mà họ phải đối mặt trên biển. Ấn Độ nên có phản ứng tích cực, điều này không gây mất mát gì cả, và đảm bảo cho sự tin tưởng lẫn nhau.
Về phần mình, người dân Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng đẩy việc mua bán vũ khí quân sự tiến thêm xa hơn, bắt đầu hợp tác sản xuất trên cơ sở công nghệ cao và mang tính hệ thống. Ấn Độ cần nhanh chóng xác định vai trò tại khu vực này, đưa tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân vào hoạt động.
Hòa Phong
(Tổng hợp)