Lực lượng đối lập Nga tìm cách mới thay đổi đất nước
Lực lượng đối lập Nga tìm cách mới thay đổi đất nước
Phản ứng khó hiểu của các nước trước chiến thắng của Putin
Dân Nga lũ lượt xuống đường tố cáo gian lận bầu cử
Putin vừa chiến thắng đã phải đối mặt với biểu tình
Vera Kichanova đang tham gia một trong các buổi đào tạo lớp các nhà hoạt động do các nhà lãnh đạo đối lập ở Nga tổ chức. |
Vera Kichanova, một người trẻ tuổi khá nổi tiếng trong giới biểu tình phản đối, là một trong những người như thế. Cô sinh viên 20 tuổi này đã giành được sự kính nể sau khi bị cảnh sát bắt giam 6 lần và lên tiếng phản đối đương kim Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, trong một cuộc biểu tình.
Hôm chủ nhật, cô là một trong số 71 thành viên của liên minh các nhà hoạt động độc lập và đối lập giành được ghế trong 125 hội đồng lập pháp cấp quận ở thủ đô, khu vực mà đảng Thống nhất nước Nga của ông Putin không giành được sự ủng hộ. Thành quả khiêm tốn này báo trước tâm điểm đấu tranh của lực lượng phê phán điện Kremlin sẽ là giành quyền kiểm soát Tòa thị chính.
“Đây có thể là sự khởi đầu của thế hệ chúng tôi, một con đường rèn luyện bản thân để lãnh đạo đất nước”, Kichanova nói tại một quán cà phê cách điện Kremlin vài tòa nhà.
Vào đêm trước đó, cảnh sát chống bạo động đã đập tan một kế hoạch dựng trại chống Putin tại quảng trường Puskin ở thủ đô Mátxcơva. Kichanova đã bỏ chạy khi cảnh sát lôi 250 người biểu tình khác đi. Cô cho biết vụ bắt bớ đó cùng với việc ông Putin sẽ quay trở lại làm tổng thống Nga khiến họ chán nản nhưng còn nhiều cách khác để thay đổi nước Nga.
“Chính trị thực sự không chỉ là đấu tranh trên đường phố. Chính trị còn là giúp đỡ người dân trong cuộc sống hàng ngày của họ”, cô nói, “công việc đó có thể là tẻ nhạt nhưng điều đó quan trọng hơn là lùi lại phía sau và chỉ trích. Ai đó cần phải hành động”.
Các nhà lãnh đạo đối lập đã dùng chiến lược này dù cho họ chưa thống nhất quan điểm có cần phải giải quyết những hạn chế trong những cuộc biểu tình đòi bầu cử công bằng và chấm dứt chế độ cai trị độc đoán của họ.
Các cuộc biểu tình chống lại Kremlin lớn nhất trong hàng thập kỷ đã diễn ra hồi tháng 12 sau khi đảng của ông Putin chiếm quyền kiểm soát quốc hội thông qua một cuộc bỏ phiếu bị cáo buộc gian lận. Điện Kremlin bác bỏ các yêu cầu đòi tiến hành một cuộc bỏ phiếu mới nhưng hứa sẽ nới lỏng quy định đăng ký tham gia của các đảng chính trị và cho phép tiến hành bầu cử cấp tỉnh trưởng khi nguyên tắc chỉ định không còn được áp dụng.
Hôm thứ Tư, ông Putin cho rằng lực lượng đối lập “sẽ chỉ trở thành một lực lượng chính trị thực sự khi tận dụng biện pháp cải cách đã được đề xuất” và đưa ra “những đề xuất có sức hút” đối với các cử tri.
Các cuộc bầu cử địa phương, cứ vài tháng lại diễn ra ở một địa phương ở nước Nga, sẽ đem lại cơ hội mới cho những thành phần chỉ trích ông Putin để họ có thể giành được quyền lực từ cấp thấp lên cấp cao.
Tại Mátxcơva, nơi phong trào biểu tình của tầng lớp trung lưu diễn ra mạnh mẽ nhất, các nhà lãnh đạo phong trào biểu tình cho hay họ muốn kêu gọi Thị trưởng Sergei Sobyanin, người được điện Kremlin bổ nhiệm và sẽ hết nhiệm kỳ vào năm 2015, lựa chọn ứng cử viên của chính họ, và cố gắng giành quyền kiểm soát cơ quan lập pháp của thành phố từ tay đảng của ông Putin.
“Mátxcơva là nơi duy nhất mà Putin không nhận được đa số sự ủng hộ”, Sergei Parkhomenko một nhà tổ chức biểu tình, nói hôm chủ nhật vừa qua, “Chúng tôi cần tham gia vào cuộc chiến vì Mátxcơva. Người dân ở các thành phố khác sẽ làm theo chúng tôi”.
Lê Dung
(Theo WJS)