Lớp 10 chọn theo khối A,B,C,D sẽ lỗi thời, học sinh 2k7 chuyển hướng đúng thế nào?

“Muốn đỗ các trường tốp đầu cần phải tìm hiểu phương thức xét tuyển của trường đó để chọn tổ hợp môn học cho phù hợp chứ không nên chọn theo khối A, B, C, D”, thầy Hiền cho lời khuyên cho học sinh lớp 10. 

Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên mà học sinh lớp 10 trên cả nước bắt đầu học theo chương trình GDPT mới. Chương trình này có nhiều sự thay đổi so với chương trình cũ, đặc biệt là việc phân luồng học sinh theo 3 nhóm môn học lựa chọn (KHTN, KHXH, Công nghệ - Nghệ thuật) và 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học. Theo tính toán của các nhà trường, học sinh sẽ có đến 108 cách tương đương với 108 tổ hợp để lựa chọn.

Tuy nhiên nhìn vào thực tế, dựa trên nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của các trường THPT hiện nay, nhiều trường THPT chỉ xây dựng từ 4-8 tổ hợp/nhóm môn học cơ bản. Điều này khiến cho nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng.

Sự khác biệt về khối học/ tổ hợp giữa các trường THPT có ảnh hưởng đến sự cạnh tranh công bằng giữa các thí sinh trong đợt xét tuyển đại học năm 2025 mà các em học sinh 2k7 sẽ phải đối mặt hay không? 

khối thi đại học
Ảnh minh họa

Tại chương trình tư vấn “Cùng 2k7 tự tin chinh phục chương trình giáo dục phổ thông mới” do Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức, cô Đỗ Khánh Phượng - Phó Hiệu trưởng Trường Hermann Gmeiner Hà Nội chia sẻ: “Việc học theo chương trình GDPT mới không ảnh hưởng đến việc xét tuyển đại học sau này của các em học sinh. Trong chương trình GDPT mới học sinh sẽ phải học tổng 12 môn (bao gồm 7 môn bắt buộc và 5 môn lựa chọn). Số tổ hợp được tạo ra từ 12 môn này là rất nhiều. Việc học không bị ấn định trong phạm vi các khối A, B, C, D như trước kia, thay vào đó, học sinh có rất nhiều tổ hợp để thoải mái xét tuyển”.

Cùng quan điểm với cô Phượng, thầy Đinh Đức Hiền – Giáo viên môn Sinh học của Hệ thống Giáo dục HOCMAI bổ sung thêm là hiện nay một trường đại học có rất nhiều phương thức xét tuyển. Trong khi đó, một thí sinh có thể xét tuyển tới 3-4 phương thức cùng một lúc (xét tuyển bằng học bạ, chứng chỉ quốc tế, điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm của các kỳ thi riêng). Như vậy, học sinh có rất nhiều cơ hội để xét tuyển vào các trường ĐH mục tiêu của mình.

Logic chọn ngành đúng theo chương trình GDPT mới

Theo chương trình GDPT mới, bậc THPT là giai đoạn học sinh cần định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên theo khảo sát của Hệ thống Giáo dục HOCMAI thực hiện trên hơn 500 học sinh lớp 9 lên lớp 10 (năm học 2022-2023) và phụ huynh có con chuẩn bị bước vào bậc THPT đến thời điểm này cho thấy: 75,7% chưa xác định hoặc phân vân về ngành nghề sau khi tốt nghiệp; 76,35% chưa biết hoặc còn phân vân với việc các nhóm môn học lựa chọn sẽ ảnh hưởng tới nghề nghiệp trong tương lai như thế nào.

Theo thầy Hiền, sở dĩ tỷ lệ cao như trên là do lâu nay, việc định hướng nghề nghiệp thường chỉ được quan tâm khi bước vào giai đoạn cuối cấp (lớp 12). Thực tế hiện nay nhiều phụ huynh, học sinh do chưa hiểu rõ về chương trình GDPT mới, chưa nắm được xu hướng tuyển sinh của các trường đại học sau này sẽ thay đổi như thế nào nên vẫn đi theo lối cũ với suy nghĩ là học các ban thế mạnh của mình (A,B,C, D), việc chọn ngành, chọn trường cũng sẽ được quyết định sau và nó sẽ phụ thuộc vào các ban trên.

Tuy nhiên, việc chọn học theo các khối A, B, C hay D đã dần trở nên lạc hậu. Ví dụ trường Đại học Kinh tế quốc dân dự kiến năm sau sẽ không xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, thay vào đó là xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế, Đánh giá năng lực (ĐGNL) hoặc Đánh giá tư duy (ĐGTD). Bài thi ĐGNL của ĐHQGHN hiện nay tích hợp kiến thức của hầu hết tất cả các môn. Do vậy, việc chọn các khối A,B,C hay D đơn thuần sẽ không đáp ứng được nhu cầu tuyển sinh về sau.

Thầy Hiền khuyên thí sinh trước hết cần định hướng rõ ràng là bản thân sẽ theo nhóm ngành kỹ thuật hay chuyển sang ngành khác theo lời khuyên của gia đình. Kể cả không cần xác định chính xác đó là ngành gì nhưng học sinh cần có thiên hướng liên quan đến những ngành đó.

Tiếp theo là xác định những trường đại học nào đào tạo những ngành nghề trên. Và cuối cùng là xem trường đó xét tuyển bằng những phương thức gì để lựa chọn môn học, khối học cho hợp lý. Đây là logic chọn ngành nghề phù hợp với tinh thần của chương trình GDPT mới hiện nay.

Xôn xao vấn đề 'đầu tư chứng khoán' vào SGK lớp 10: Đầu độc hay đổi mới táo bạo?

Xôn xao vấn đề 'đầu tư chứng khoán' vào SGK lớp 10: Đầu độc hay đổi mới táo bạo?

Một bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy vấn đề "đầu tư chứng khoán" đã được đưa vào sách giáo khoa Toán lớp 10 mới.

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !