Lộc rừng

Hiếm nơi nào có được rừng dẻ tự nhiên ngót trăm năm như các xã vùng sâu, vùng xa huyện Lục Nam (Bắc Giang).

Ngoài mang lại nguồn thu cho hàng trăm hộ dân, rừng còn tạo nguồn sinh thủy dồi dào, là “lá phổi xanh” bảo vệ cuộc sống bà con nơi đây.

Lộc rừng - ảnh 1

Người dân thôn Điếm Rén, xã Trường Sơn phát dọn thực bì để đón mùa dẻ chín.

Tài sản quý vùng Tứ Sơn

Cùng cán bộ xã Trường Sơn, chúng tôi đến Điếm Rén-thôn có hơn 50 ha rừng dẻ xanh ngút ngàn nối tiếp nhau khiến không khí nơi đây thật trong lành, mát mẻ xua tan cái nắng nóng oi bức của những ngày cuối tháng 8. Thời điểm này, dẻ đang có quả non, khoảng nửa tháng nữa sẽ cho thu hoạch. Vì vậy, bà con trong vùng tranh thủ lúc rảnh rỗi phát quang thực bì, dọn lá khô để đón mùa quả mới. Dưới tán rừng, những cây dẻ non màu xanh lá mạ mọc tua tủa do hạt dẻ rụng còn sót lại từ vụ trước. 

Ông Nguyễn Bá Dũng, người dân trong thôn nhận chăm sóc, bảo vệ rừng dẻ đến nay đã được hơn 30 năm. Thân cây lớn có đường kính khoảng 30 cm, cây nhỏ từ 15-20 cm. Theo kinh nghiệm của ông Dũng, năm nay dẻ được mùa. Dự kiến gia đình ông thu được khoảng 30 triệu đồng từ hạt dẻ.

Đông nhân lực nên gia đình ông Nguyễn Tiến Đạt (cùng thôn) mấy năm gần đây thu được 40 triệu đồng từ hơn 2 ha dẻ. Dẻ chín không tập trung nên phải thu hoạch thủ công. Ông Đạt nói: “Năm ngoái, có ngày cả nhà vào rừng nhặt được 50 kg hạt. Công việc không nặng nhọc, người già, trẻ nhỏ đều làm được, chỉ phải tốn công, tỉ mỉ sàng sảy loại bỏ tạp chất cho sạch sẽ”. 

Mùa dẻ chín kéo dài từ tháng 8 đến hết tháng 10 âm lịch. Vào mùa, từ sáng sớm, nhà nhà trong thôn mang cơm nắm lên rừng quét, nhặt hạt, xế chiều lại đồng loạt xuống núi. Sản phẩm được thương nhân ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh thu mua tại chỗ, có đến đâu bán hết đến đó. Đầu vụ, giá 50 nghìn đồng/kg, giữa vụ 25-30 nghìn đồng/kg. Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Sơn cho biết: “Với diện tích hơn 160 ha, mỗi năm thu từ hạt dẻ toàn xã đạt hơn 2 tỷ đồng. Nhờ vậy nhiều gia đình có của ăn, của để”.

Nhờ có rừng dẻ mà hàng trăm hộ có thu từ 35-40 triệu đồng/vụ. Ngoài hiệu quả kinh tế, rừng dẻ đã làm cho nguồn sinh thủy dồi dào. Rõ nhất là hồ Khe Cát, xã Trường Sơn nước luôn đầy, trong xanh in bóng cây; con suối quanh năm chảy róc rách luôn bảo đảm nước tưới cho hơn 100 ha lúa, hoa màu trong xã.

Cùng với Trường Sơn, xã Nghĩa Phương, Lục Sơn, Huyền Sơn, Bình Sơn và Vô Tranh, người dân cũng có nguồn thu đáng kể từ rừng dẻ. Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT Lục Nam, toàn huyện hiện có gần 1,5 nghìn ha dẻ. Năm nay, sản lượng hạt ước đạt hơn 1.000 tấn, người dân thu khoảng 20 tỷ đồng. 

Gia tăng giá trị từ rừng

Coi rừng dẻ là vốn quý, tài sản hiếm nơi nào có được, UBND huyện Lục Nam chỉ đạo giữ diện tích rừng dẻ hiện có, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng tự nhiên, cử cán bộ chuyên môn thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng người dân để có hướng giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh liên quan. UBND huyện trích ngân sách hỗ trợ cán bộ lâm nghiệp tại các xã trồng dẻ 500 nghìn đồng/ người/ tháng. Sau nhiều năm thực hiện đồng bộ các biện pháp, đến nay không còn tình trạng vén rừng dẻ chuyển sang cây trồng khác như trước đây. 

Ông Đặng Văn Thành, cán bộ lâm nghiệp xã Nghĩa Phương nói: “Cây dẻ là món quà vô giá mà thế hệ trước để lại cho con cháu. Nhiều hộ thu được hàng chục triệu đồng mỗi năm mà không mất công sức và vốn đầu tư. Ngoài thu nhập, người dân còn có củi đun, được tận hưởng không khí trong lành nên chúng tôi luôn nỗ lực bảo vệ rừng”. 

Để nâng cao giá trị hạt dẻ, từng bước đưa sản phẩm vào siêu thị, mang lại nguồn thu ổn định, năm 2014 UBND huyện Lục Nam triển khai dự án xây dựng thương hiệu dẻ Lục Nam. Dự kiến giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) trao trong tháng 11 năm nay. 

Cùng với các biện pháp trên, UBND huyện đang lập quy hoạch vùng dẻ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gồm 6 xã: Lục Sơn, Bình Sơn, Trường Sơn, Vô Tranh, Nghĩa Phương, Huyền Sơn. Đây là những xã có diện tích dẻ lấy hạt lớn và ổn định; quỹ đất để phát triển cây dẻ còn nhiều. 

Theo kế hoạch, huyện sẽ chỉ đạo tập trung cải thiện chất lượng gần 1,5 nghìn ha rừng hiện có bằng cách điều chỉnh mật độ, đầu tư chăm sóc, bảo vệ; trồng mới gần 200 ha; thí điểm một số sản phẩm chế biến từ hạt dẻ phục vụ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Trung tâm Giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT) cũng thực hiện đề tài nghiên cứu, bảo tồn giống dẻ tỉnh Bắc Giang nhằm tìm ra bộ giống trội cho quả liên tục. Từ đó nhân giống, nâng cao năng suất, chất lượng dẻ. 

Trịnh Lan/Báo Bắc Giang điện tử

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !