Loại quả giòn ngọt cực ngon miệng bán đầy chợ đại kỵ với những ai?

Hằng năm đến mùa hồng, tại các bệnh viện đều ghi nhận nhiều ca bị tắc ruột do ăn hồng, có nhiều trường hợp phải mổ để lấy khối bã thức ăn.

Hà Nội vào thu, cùng với thị thì quả hồng cũng đã được bày bán nhiều tại các sạp hàng hoa quả ở chợ.

TS. Ngô Đức Phương, Viện trưởng Viện thuốc nam cho biết, quả hồng chứa 79,6% nước, 0,8% protein, 0,2% chất béo, 0,4% chất khoáng, 19% carbohydrat, calci, phosphor, sắt, caroten, vitamin A, thiamin, riboflavin, miacin và vitamin C.

Các nghiên cứu đã  tìm thấy trong quả hồng còn có các hợp chất như Citrullin. isodiospyrin, bisisodiospyrin, 2,3 – butyllen glycol manitol, phytofluen, neodiospyrin, zeaxanthin và lyeopin. Ngoài ra, quả hồng còn có tanin, pectin và polysacharid.

Quả hồng chín có vị ngọt, hơi chát, tính bình, có tác dụng nhuận phế, trừ đờm, khỏi ho, sinh tân dịch. Tai hồng có vị đắng, chát, tính ấm, vào kinh vị, có tác dụng ôn trung, hạ khí, làm giáng khí nghịch xuống.

Quả hồng chín phơi khô còn chữa trĩ, táo bón, lòi dom. Tai hồng chữa nấc, đầy bụng không tiêu, đau bụng lạnh, nôn mửa, đái dầm, hay đi đái đêm.

“Quả hồng chín để ăn, chữa suy dinh dưỡng, háo khát, ho có đờm. Mỗi ngày mỗi người có thể ăn từ 10 – 20g hoặc hơn”, TS Ngô Đức Phương cho hay.

{keywords}
Quả hồng vào mùa nhuộm sắc đỏ, vàng bán đầy chợ.

Mặc dù đây là loại quả có nhiều công dụng, tuy nhiên người ăn cũng đặc biệt lưu ý, tránh trường hợp ăn quá nhiều, ăn kết hợp với những thực phẩm “đại kỵ” gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Trong đó, không thể không nhắc đến tình trạng tắc ruột do ăn quá nhiều hồng. Tại Khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện E Trung ương) từng tiếp nhận một bệnh nhân nam 70 tuổi có tiền sử cắt 2/3 dạ dày với biểu hiện tắc ruột. Được biết, trước khi nhập viện vài ngày bệnh nhân có ăn quả hồng ngâm.

TS. BS. Đặng Quốc Ái (Khoa Ngoại tổng hợp - BV E Trung ương) cho biết, không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều quốc gia đều ghi nhận các trường hợp ăn hồng gây tắc ruột.

Hằng năm đến mùa hồng, tại bệnh viện đều ghi nhận nhiều ca bị tắc ruột do ăn hồng. Đáng ngại, có nhiều trường hợp tắc ruột điều trị không đỡ phải mổ để lấy khối bã thức ăn.

Nguyên nhân là trong hồng có axit tannin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng tới nhu động ruột. Ăn quá nhiều, nhất là lúc đói, axit dạ dày tương đối cao, các chất tannin - pectin cộng với hàm lượng chất xơ cao sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày khiến đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Ăn nhiều sẽ vón lại tạo thành sỏi ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột.

Do đó, để tránh những biến chứng không đáng có từ việc ăn quả hồng, TS Ngô Đức Phương khuyến cáo, tuyệt đối không ăn hồng khi đói. Đặc biệt với người già và trẻ em nếu ăn quá nhiều hồng khi bụng rỗng sẽ dễ bị tổn thương dạ dày vì chức năng tiêu hóa yếu.

Không nên ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa.

Cũng không nên ăn hồng với canh cua. Vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

Đặc biệt không nên ăn hồng cùng khoai lang. Bởi theo TS Ngô Đức Phương, khoai lang chứa nhiều tinh bột, sau khi ăn trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa, hình thành sỏi không hòa tan. Chúng vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày.

Ngoài ra, trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.

Ngoài ra, những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn. Những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.

N. Huyền 

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !