Liệu công viên duy nhất của Đà Nẵng có trở thành… tư viên?

UBND TP Đà Nẵng đang kêu gọi đầu tư xây dựng Công viên 29/3 theo phương thức xã hội hóa. Liệu điều này có khiến khu công viên đúng nghĩa duy nhất với quy mô khá lớn giữa lòng đô thị Đà Nẵng trở thành… tư viên?
Với tổng diện tích hơn 20ha, Công viên 29/3 hiện là công viên (đúng nghĩa) duy nhất của Đà Nẵng. Mật độ cây xanh dày đặc, nhiều cây cổ thụ to lớn, rợp bóng mát và hồ nước rộng đã khiến công viên này lâu nay được ví như lá phổi xanh quý giá của TP.
Liệu công viên duy nhất của Đà Nẵng có trở thành… tư viên? - ảnh 1

Liệu sau khi tiến hành xã hội hóa, Công viên 29/3 có trở thành... tư viên? (Ảnh: HC)

Ở Công viên 29/3 có các khu vực hoạt động văn hóa, TDTT, khu yên tĩnh, khu vui chơi dành cho mọi lứa tuổi. Đối với người lớn, đây là sân tập thể dục ngoài trời với không khí mát mẻ, trong lành; là nơi câu cá, thư giãn, chuyện trò với nhau sau những giờ làm việc căng thẳng. Đối với các bạn trẻ, đây là địa điểm tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể; là nơi dã ngoại, cắm trại thú vị. Đối với các cháu thiếu nhi, đây là cả một thế giới kỳ thú, hấp dẫn với khu vui chơi và vườn bách thú.

Và đã thành truyền thống, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, hàng ngàn người dân Đà Nẵng và các địa phương lân cận lại đổ về Công viên 29/3 tham dự hội xuân, hòa mình vào không gian Tết xưa với các tiểu cảnh được trang hoàng tỉ mỉ, cây nêu giữa sân đình, câu đối đỏ, bóng dáng ông đồ mặc áo thụng đen ngồi cho chữ, các khu trưng bày tiểu phẩm gốm, đá, tranh thư pháp, khu ẩm thực... mang dáng dấp làng quê và các trò chơi dân gian ngộ nghĩnh.

Tuy nhiên, ngày 7/3/2014 vừa qua, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn 519/VP-QLĐTh giao các Sở KH-ĐT, Xây dựng, TN-MT, Viện Quy hoạch xây dựng và Trung tâm Phát triển quỹ đất TP lập thủ tục mời gọi đầu tư xây dựng Công viên 29/3 theo hướng xã hội hóa. Và chỉ sau đó 3 ngày, Công ty cổ phần Bảo Phước đã có văn bản đề nghị được chọn làm nhà đầu tư xây dựng công viên này.

Theo dự kiến ban đầu, trong giai đoạn 1, ở hồ nước và khu cây xanh dọc đường Nguyễn Tri Phương sẽ xây dựng các khu vui chơi trẻ em và thể thao, câu cá, café vườn, nhạc nước, cầu tàu, nhà hàng, trò chơi điện tử, bãi đỗ xe… với tổng diện tích khoảng 54.457m2 Giai đoạn 2, xây dựng khu thương mại và tầng hầm để xe với diện tích khoảng 17.796m2 ở khu công viên cây xanh dọc đường Điện Biên Phủ. Phần lớn diện tích còn lại của Công viên 29/3 là công viên cây xanh, hồ nước, bãi xe, đất giao thông…

Theo kế hoạch này sẽ không còn vườn thú trong Công viên 29/3 để tránh ô nhiễm môi trường. Các thiết bị vui chơi hiện có tại đây như máy bay thủy lực, rồng cao tốc, đu tiên, nhà banh, thiên nga đạp nước… được Sở Xây dựng Đà Nẵng đề xuất đưa về khu đất phía Nam Trung tâm Hội chợ triển lãm, tiếp giáp sông Cẩm Lệ (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ) và khu Trung tâm Văn hóa quận Thanh Khê (thuộc phường Hòa Khê). Hội Hoa xuân hàng năm cũng sẽ được đưa về tổ chức tại Trung tâm Văn hoa quận Thanh Khê.

Hiện Sở KH-ĐT đang chủ trì cùng các cơ quan hữu quan kiểm tra đề nghị của Công ty Bảo Phước, trình UBND TP xem xét, quyết định.

Những ý kiến quan ngại

Ông Nguyễn Đăng Hải, tổ trưởng tổ đại biểu HĐND TP Đà Nẵng của quận Thanh Khê cho hay, qua các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân hết sức quan tâm đến vấn đề xã hội hóa Công viên 29/3. “Khi đầu tư vào đây theo phương thức xã hội hóa thì chắc chắn nhà đầu tư phải tính toán hiệu quả của việc đầu tư. Vì vậy họ sẽ tranh thủ toàn bộ diện tích, không gian trong công viên để tăng hiệu quả đầu tư. Vậy thì còn cái gì để người dân nghỉ mát, tập thể dục, vui chơi giải trí?” - ông Nguyễn Đăng Hải đặt câu hỏi.

Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng Mai Đức Lộc cũng nhấn mạnh, cử tri TP rất hoan nghênh chủ trương xã hội hóa đầu tư Công viên 29/3 nhưng muốn rằng khi tiến hành xã hội hóa thì không được biến công viên này thành… tư viên. Phải làm thế nào để bảo đảm diện tích, không gian cho nhân dân đi lại, vui chơi, rèn luyện thể dục thể thao…

Vũ Hùng, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP Đà Nẵng đặt vấn đề: “Công viên 29/3 là khu vui chơi lớn và chính của TP. Những năm qua chúng ta đã dỡ bỏ tường rào để nơi đây trở thành một công viên mở cho mọi người dân. Bây giờ chúng ta xã hội hóa là nhằm đầu tư nâng cấp công viên này cho xứng tầm, nhưng cần làm rõ phần nào xã hội hóa, phần nào dành cho người dân được tự do đến vui chơi, hưởng thụ văn hóa?”.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng cũng bày tỏ sự đồng tình với ý kiến chất vấn của ông Vũ Hùng và cho biết, nhân dân Đà Nẵng rất đồng tình với việc đầu tư nâng cấp Công viên 29/3, bởi hiện nay TP chưa có công trình văn hóa nào xứng tầm trong khi nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân ngày càng cao, nhất là khu vui chơi giái trí dành cho thanh thiếu nhi.

“Tuy nhiên cử tri hết sức quan tâm và đề nghị TP công bố rộng rãi phương án quy hoạch và đầu tư xây dựng Công viên 29/3, đặc biệt là việc tổ chức kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào Công viên 29/3. Cần giải trình, làm rõ lộ trình, quá trình sử dụng, cho thuê, các chính sách kèm theo khi tiến hành xã hội hóa để cán bộ, nhân dân TP tham gia đóng góp ý kiến” – ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Không được để “công viên” trở thành “tư viên”!

Trả lời cho các mối quan ngại này, ông Phạm Việt Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho hay, theo quy hoạch Công viên 29/3 đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tại Quyết định số 8712/QĐ-UBND ngày 12/12/2013 thì đây là dạng công viên mở, có hai mặt tiền đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương và không có tường rào. Việc xã hội hóa sẽ được tiến hành trên cơ sở đảm bảo lợi ích của người dân được tự do đi lại, vui chơi giải trí… không thu tiền trong công viên, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, có thu tiền tại các điểm kinh doanh, dịch vụ.

Ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng khẳng định việc xã hội hóa đầu tư Công viên 29/3 hoàn toàn không phải là “tư nhân hóa” như một số ý kiến quan ngại mà sẽ có sự tính toán chặt chẽ, cụ thể để đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân về sự hưởng thụ văn hóa tại đây cũng như quyền lợi của nhà đầu tư.

UBND TP Đà Nẵng đã giao Sở KH-ĐT phối hợp với các cơ quan hữu quan kiểm tra nhà đầu tư đảm bảo có năng lực thực sự về tài chính, về đầu tư, thi công… thì mới cho đầu tư. Bởi hạng mục bãi đỗ xe ngầm ngay phía dưới công viên này khi đã dỡ ra là phải làm luôn chứ không thể để “ngâm” như các dự án khác.

Ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cũng nhấn mạnh, trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, Đà Nẵng chủ trương kêu gọi đầu tư xây dựng một khu công viên trung tâm xứng với tầm vóc của TP. “Nhưng công viên phải ra công viên chứ không phải tiến hành xã hội hóa rồi trở thành… tư viên là không được. Phải đảm bảo chức năng của công viên và phục vụ tốt hơn cho người dân TP, đúng là nơi vui chơi giải trí của người dân TP” – ông Trần Thọ nói.

Từ đó ông giao các Sở hữu quan, trên cơ sở đề án của nhà đầu tư, báo cáo với UBND TP Đà Nẵng một cách đầy đủ, có tranh thủ ý kiến của các cơ quan chức năng liên quan như Ủy ban MTTQ Việt Nam TP, và có sự thẩm định của Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP. Đề án xã hội hóa Công viên 29/3 sẽ được UBND TP Đà Nẵng báo cáo công khai trước kỳ họp HĐND TP giữa năm 2014.

“Trong đó phải làm rõ dân vào công viên như thế nào? Khu nào là khu vui chơi giải trí? Cơ chế như thế nào, chính sách ra làm sao? Cái nào thu tiền, cái nào không thu tiền… để các đại biểu “mổ xẻ”. Sau khi có ý kiến đồng thuận của HĐND TP thì UBND TP mới tổ chức triển khai thực hiện!” – ông Trần Thọ nhấn mạnh.

HẢI CHÂU

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Đang cập nhật dữ liệu !