Liệu có thể giải mã cái chết bí ẩn của cố tổng thống Arafat?

Một số người tỏ ra hoài nghi về việc sau gần 10 năm, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn tới cái chết của cố tổng thống Palestin - Yasser Arafat. Theo phát hiện mới đây của các chuyên gia Thụy Sĩ, ông Arafat có khả năng bị đầu độc bằng chất polonium-210.
Liệu có thể giải mã cái chết bí ẩn của cố tổng thống Arafat? - ảnh 1
Cố tổng thống Palestin - Yasser Arafat

Hôm qua (27/11), thi thể của ông Arafat đã được khai quật để các bác sĩ Palestin tiến hành lấy mẫu mô xương và tóc sau đó đưa cho các nhà khoa học Nga, Pháp và Thụy Sĩ mang về nước để nghiên cứu. Cái chết của ông Arafat bị nghi ngờ có liên quan tới chất polonium-210 – loại độc tố cao từng cướp đi sinh mạng của cựu điệp viên người Nga - Alexander Litvinenko vào năm 2006.

Hồi tháng 3, các nhà điều tra đã phát hiện thấy những bằng chứng đầu tiên về chất polonium-210 trên các mẫu lấy từ phân, máu và quần áo của cố tổng thống Arafat. Những chứng cứ này đã khiến giới chuyên gia hoài nghi trước kết luận trong hồ sơ bệnh án rằng ông Arafat qua đời sau biến chứng của một cơn đột quỵ trong một bệnh viện quân y tại thành phố Paris (Pháp).

Song thực tế, ngay cả khi các nhà khoa học tìm thấy chất polonium-210 trong các mẫu vật được lấy từ thi thể của ông Arafat hôm 27/11, thì họ cũng khó có thể xác định chính xác nồng độ polonium-210 được dùng để hạ thủ cựu lãnh đạo Palestin.

Theo giám đốc Viện Pháp Y Strasbourg (Pháp) - Bertrand Ludes, nếu ông Arafat bị đầu độc, các nhà khoa học có thể dễ dàng xác định được bởi chất polonium sẽ ngấm vào các lớp mô. Tuy nhiên, sẽ có thể Arafat phơi nhiễm chất polonium từ môi trường tự nhiên hay trong lớp đất trong khu hầm mộ. Đây chính là điểm khác biệt quan trọng giữa cái mà khoa học có thể và không thể trả lời. Các nhà khoa học có thể đánh giá nồng độ chất polonium nhưng không thể làm rõ nguyên nhân bằng cách nào chất này có thể ngấm vào cơ thể của ông Arafat - điểm mấu chốt trong quá trình điều tra tội ác.

Chuyên gia pháp y người Anh - Stuart Hamilton cho rằng khoảng thời gian 8 năm là quá dài để tiến hành cuộc điều tra tìm ra nguyên nhân dẫn tới cái chết của ông Arafat. Bởi thời gian càng lâu thì càng khó để hiểu hoàn cảnh ra đi của cựu lãnh đạo Palestin. Và nếu chất polonium-210 được tìm thấy trên cơ thể của ông Arafat, thì việc định lượng chính xác hàm lượng polonium-210 tại thời điểm ông Arafat chết là dường như bất khả thi. 

Ông Arafat đã nắm giữ chức vụ nhà lãnh đạo của Tổ chức Giải phóng Palestine trong 35 năm và trở thành vị tổng thống đầu tiên của Nhà nước Palestine vào năm 1996. Tuy nhiên, vào năm 2004, ông Arafat đã lâm bệnh nặng. Sau 2 tuần nằm tại bệnh viện Palestin, ông Arafat được đưa tới điều trị trong một bệnh viện quân đội của Pháp tại thành phố Paris. Đây cũng chính là nơi ông Arafat qua đời vào ngày 11/11/2004, thọ 75 tuổi. Vào thời điểm đó, bà Suha - vợ của cố tổng thống Arafat đã phản đối việc khai quật thi hài để tiến hành kiểm tra. Nhưng sau đó chính bà là người kêu gọi Nhà nước Palestin cho phép khai quật mộ của ông Arafat để “tìm ra sự thật”.

Người dân Palestin tin rằng Israel đã đầu độc và gây ra cái chết cho ông Arafat. Song phía Israel đã phủ nhận mọi cáo buộc liên quan tới cái chết của vị cố tổng thống này. Trong khi đó, nhiều người hoài nghi ông Arafat qua đời do căn bệnh AIDS.

MINH THU

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !