Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội: Xấu hổ vì phim Việt

Hai bộ phim Cát nóng của Lê Hoàng và Đam mê của Phi Tiến Sơn được đặt hàng để làm đại diện cả Việt Nam tại LHP Quốc tế Hà Nội. Nhưng xem xong suất chiếu ra mắt, không ít người đã thấy thất vọng tràn trề.
Dù là một LHP non trẻ nhưng nhờ sự nỗ lực từ phía Cục Điện ảnh VN cũng như các thành viên ban cố vấn của liên hoan nên LHP Quốc tế Hà Nội lần 2 vẫn thu hút được nhiều nền điện ảnh tiêu biểu, thậm chí là những tác giả, tác phẩm xuất sắc đến từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 

14 phim tranh giải LHP Quốc tế Hà Nội lần 2 là Talgat của Kazakhstan; Shackled posas (Bị còng tay) của Philippines; Song of silence (Bài ca của sự im lặng); Sea shadow (Bóng ma trên biển) của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất; Helpless (Vô vọng) của Hàn Quốc; Ranjana - I am coming back (Ranjana - Tôi sẽ trở lại) của Ấn Độ; Diva của Hồng Kông; Telegram (Điện tiến) của Tajikistan; Hatred (Oán hận) của Iran; Nice to meet you (Hân hạnh được gặp) của Nhật Bản; Night of silence (Đêm tĩnh lặng) của Thổ Nhĩ Kỳ; Existance (Sự tồn tại) của New Zealand; Thiên mệnh anh hùngĐam mê  của Việt Nam.

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội: Xấu hổ vì phim Việt
Oán hận là một trong những phim xứng đáng là ứng cử viên cho giải vàng ở hạng mục Phim truyện.  

Những phim tranh giải ở hạng mục Phim truyện tại LHP lần này, đều là những tác phẩm có chất lượng khá tốt. Tiêu biểu có thể kể đến tác phẩm đến từ Iran, Oán hận, kịch bản và đạo diễn Reza Dormishian. Phim kể về Zhaleh và Hamed là hai người con trong hai gia đình nhập cư Iran thế hệ thứ ba bị ép buộc tới định cư ở một nước khác.

Gia đình họ cảm thấy điều kiện sống ở Iran không phù hợp nên đã xin tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ để có một cuộc sống yên bình. Phim chọn lối kể song song về quãng đời của hai nhân vật Zhaleh và Hamed. Oán hận là một trong những phim xứng đáng là ứng cử viên cho giải vàng ở hạng mục Phim truyện. 

Bộ phim đến từ Trung Quốc Bài ca của sự im lặng, đạo diễn Chen Zhuo, cũng để lại nhiều ấn tượng cho người xem. Phim kể về Jing là một cô gái sống với ông bà ở vùng nông thôn Trung Quốc, cô bị cô lập bởi địa hình nơi mình sống và bệnh điếc bẩm sinh.

Sau scandal có liên quan tới bác của mình, cô bị buộc phải đến ở với người cha đáng khinh của mình, và người phụ nữ chủ nhà trẻ đang mang thai. Hai cô gái trẻ đến từ các mối quan hệ không giống nhau, và thời gian mà cái gia đình bất bình thường này dành cho ngôi nhà của họ sẽ thay đổi những con người sống ở đó mãi mãi.

Trái với sự tuyển lựa khá kỹ càng đối với các phim nước ngoài dự thi, ba tác phẩm của điện ảnh Việt Nam tại LHP lần này lại có chất lượng khá yếu. 

Cát nóng, bộ phim nghệ thuật mới nhất của Lê Hoàng được chọn chiếu mở màn cho LHP năm nay. Phim xoay quanh câu chuyện về việc chuyển hướng kinh doanh của một khu resort. Từ sự chuyến hướng này dẫn đến một cuộc đấu tranh mất-còn giữa những giá trị cũ, mới, giữa cuộc sống hiện đại và văn hóa truyền thống.

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội: Xấu hổ vì phim Việt
Những tình tiết phi lý, cách xây dựng nhân vật theo lối “ngây thơ đến bức bối” mang đậm phong cách Lê Hoàng, khiến người xem không thể thấy được “cái khôn” của Cát nóng ở đâu.  

Thiên mệnh anh hùng
, phim đến từ khu vực tư nhân được làm khá sạch sẽ và hấp dẫn bởi Victor Vũ nhưng lại chỉ là phim mang tính giải trí. Cơ hội tranh giải thưởng với Thiên mệnh anh hùng có chăng chỉ là ở các giải phụ như diễn viên, hoá trang,...

Phim còn lại trong hạng mục tranh giải là Đam mê, của đạo diễn Phi Tiến Sơn. Là phim mới ra lò theo đơn đặt hàng của Cục Điện ảnh nhằm chuẩn bị cho LHP lần này nhưng giới chuyên môn tỏ ra thất vọng với chất lượng phim ngay trong buổi chiếu ra mắt.
 
Đam mê xoay quanh câu chuyện về niềm đam mê của các thành viên trong gia đình, một người cha thích nuôi, chăm sóc hổ, gấu, trong khi cậu con trai lại thích hút mật gấu, bẫy chim, còn cô con gái chỉ luôn mơ ước được làm người mẫu. Mỗi người có lý do riêng để theo đuổi đam mê, cả ba đều tìm cách khẳng định đam mê của mình, thậm chí họ còn sử dụng những thủ đoạn để ngăn cản đam mê của người khác.  

Dù có phần hình ảnh khá đẹp cùng dàn diễn viên tốt về ngoại hình, nhưng kịch bản phim không chặt chẽ, diễn viên diễn xuất căng cứng và thiếu thuyết phục trong tạo hình. Nhiều ý kiến cho rằng phim chiếu trong nước đã thấy buồn cười rồi, đem đi thi thì lại càng buồn cười hơn.

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội: Xấu hổ vì phim Việt
 Nhiều ý kiến cho rằng 'Đam mê' chiếu trong nước đã thấy buồn cười rồi, đem đi thi thì lại càng buồn cười hơn.

Ban giám khảo hạng mục Phim truyện năm nay là năm nhân vật khá nổi tiếng Jan Suetter (đạo diễn Đức), Cliff Curtis (diễn viên chính phim Piano), Garin Nuroho (đạo diễn lừng danh của Indonesia), NSND Như Quỳnh đại diện nước chủ nhà và nữ diễn viên nổi tiếng của Iran Taraneh Alidoosti.

Chắc chắn với tên tuổi của mình các vị trong ban giám khảo sẽ làm việc một cách nghiêm túc. Chuyện cơ cấu hay bị giật dây từ BTC là không thể xảy ra ở một LHP như LHP Quốc tế Hà Nội 2012. 

Thêm vào đó, dựa trên chất lượng và tương quan giữa các phim dự thi, ai cũng thấy cơ hội đoạt giải vàng của hai phim Việt Nam (Đam mêThiên mệnh anh hùng) là không nhiều.

Tổ chức LHP lần này, có lẽ cái được duy nhất của chúng ta là điện ảnh Việt Nam có cơ hội tiếp cận với nhiều ngôn ngữ điện ảnh đặc sắc trên thế giới. Từ đó, các nhà làm phim Việt có lẽ sẽ vỡ vạc ra được nhiều điều để rồi đây có thể rút ngắn được khoảng cách giữa nền nghệ thuật thứ bảy của nước nhà với thế giới.
Theo VTC

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Đang cập nhật dữ liệu !