Lịch sử chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên (2)

Chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã tồn tại được 28 năm. Trong suốt quãng thời gian đó, chưa bao giờ Triều Tiên khiến thế giới ngừng lo lắng vì những động thái khiêu khích của mình.

Lịch sử chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên (2) - ảnh 1
Cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên

Năm 2007

13/2 - Triều Tiên đồng ý đóng cửa lò phản ứng hạt nhân chính để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 400 triệu USD.

05-06/3 - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Christopher Hill gặp gỡ người đồng nhiệm Triều Tiên, Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye Gwan, để thảo luận về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Tháng Ba - Trong cuộc hội đàm sáu bên, Mỹ đồng ý mở một tài khoản trị giá 25 triệu USD của quỹ Triều Tiên từng bị đóng băng tại một ngân hàng ở Macao. Việc phát hành quỹ này trên thực tế phải đến tháng Sáu mới diễn ra.

25/6 - Sau hai ngày họp nhóm với Bình Nhưỡng, đặc phái viên Mỹ - ông Christopher Hill đã đến Triều Tiên và cho biết nước này đã tái khẳng định cam kết giải trừ hạt nhân đạt được trong tháng Hai. Ông cũng nói rằng Triều Tiên đã mời IAEA đến giám sát việc đóng cửa các cơ sở hạt nhân Yongbyon, dự kiến ​​sẽ diễn ra trong vòng một vài tuần.

02/9 - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Christopher Hill tuyên bố rằng sau các cuộc đàm phán tại Geneva giữa các quan chức Mỹ và Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã đồng ý kê khai đầy đủ và vô hiệu hóa chương trình hạt nhân của mình vào cuối năm 2007.

30/9 - Tại cuộc đàm phán sáu bên ở Bắc Kinh, Triều Tiên đã ký một thỏa thuận nói rõ sẽ bắt đầu vô hiệu hóa các cơ sở vũ khí hạt nhân của mình. Triều Tiên cũng đồng ý để một nhóm các chuyên gia kỹ thuật Mỹ tham gia hoạt động vô hiệu hóa.

02/10 - Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun trở thành nhà lãnh đạo Hàn Quốc đầu tiên đi bộ qua khu phi quân sự phân chia Bắc và Nam Triều Tiên trên đường tới Hội nghị thượng đỉnh ba ngày với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il.

4/10 - Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il và Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun ký thỏa thuận tám điểm ở Bình Nhưỡng. Đây được xem là một thỏa thuận sáu bên tích cực trong việc đóng cửa cơ sở hạt nhân của Triều Tiên và nhanh chóng thay thế thỏa thuận đình chiến lúc đó giữa hai miền Triều Tiên bằng một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh, tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài.

14-16/11- Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Yong Il và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo gặp gỡ tại Seoul, Hàn Quốc. Vào cuối hội nghị thượng đỉnh, họ công bố một số dự án kinh tế bao gồm các dịch vụ xuyên biên giới như vận chuyển hàng hóa, sửa chữa đường, và xây dựng một khu công nghiệp mới gần Haeju, Triều Tiên.

31/12 - Triều Tiên chậm trễ thời hạn khai báo tất cả các chương trình hạt nhân của mình.

Năm 2008

04/1 - Bộ Ngoại giao Triều Tiên, thông qua một thông điệp truyền thông, khẳng định đã cung cấp đủ các lời khai báo đáp ứng thời hạn 31/12/2007, và rằng họ đã cung cấp thông tin trong một báo cáo trình bày tại Mỹ trong tháng 11/2007. Các thành viên của đàm phán sáu bên tranh cãi về tuyên bố này.

21/2 - Sau cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye Gwan, đặc phái viên Hàn Quốc Chun Yung Woo nói rằng Triều Tiên vẫn có kế hoạch đáp ứng các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong quá trình đàm phán sáu bên vào năm 2007.

08/5 - Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo rằng Triều Tiên đã chuyển giao hàng ngàn tài liệu liên quan đến các hoạt động hạt nhân của mình, đặc biệt là liên quan đến sản xuất plutonium. Một quan chức khác đưa ra con số các tài liệu lên đến 18.000 - 19.000 trang.

27/6 - Triều Tiên phá hủy tháp làm mát nước tại cơ sở Yongbyon, nơi các quan chức thừa nhận họ chiết xuất plutonium để chế tạo vũ khí hạt nhân. Đây là một biểu tượng mạnh mẽ thể hiện quyết tâm chấm dứt các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên.

24/9 - Theo yêu cầu của Triều Tiên, IAEA loại bỏ thiết bị giám sát và con dấu tại cơ sở hạt nhân Yongbyon.

11/10 - Phát ngôn viên Nhà nước Mỹ Sear McCormack tuyên bố rằng Triều Tiên đã được gỡ bỏ khỏi danh sách các quốc gia tài trợ cho khủng bố của Mỹ.

10-17/10 - Đáp lại các động thái của Mỹ, Triều Tiên thay thế con dấu và thiết bị giám sát tại cơ sở hạt nhân Yongbyon.

Ngày 08/12 -11 - Một vòng đàm phán sáu bên được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Các cuộc đàm phán đã thất bại khi Triều Tiên từ chối cho phép thanh sát viên quốc tế tiếp cận một cách tự do đến các địa điểm hạt nhân bị nghi ngờ.

Năm 2009

Tháng Một - học giả Mỹ Selig Harrison gặp gỡ các quan chức cấp cao ở Triều Tiên. Sau cuộc họp, ông báo cáo các quan chức nước này tuyên bố rằng Triều Tiên đã vũ khí hóa kho dự trữ plutonium. Số lượng plutonium làm vũ khí bị cáo buộc đủ cho 4-5 quả bom hạt nhân.

25/4 - Triều Tiên thông báo đã bắt đầu tái chế các thanh nhiên liệu.

25/5 - Triều Tiên thông báo đã tiến hành vụ thử hạt nhân thứ hai của nó ngay sau khi Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ báo cáo một cơn địa chấn cường độ 4,7 làm xáo trộn khu vực từng thử nghiệm hạt nhân trước đây của Triều Tiên. Nhà Trắng thông báo rằng Triều Tiên cũng đã bắn thử một tên lửa tầm ngắn.

12/6 - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phê chuẩn Nghị quyết 1874, lên án vụ thử hạt nhân ngày 25/5 của Triều Tiên. Liên Hợp Quốc cũng áp đặt lệnh trừng phạt mới, cấm việc mua bán của hầu hết các vũ khí hoặc từ Triều Tiên.

03/11 - Hãng tin nhà nước Triều Tiên thông báo rằng quốc gia này đã tái chế 8.000 thanh nhiên liệu hạt nhân, đủ tạo ra lượng plutonium cấp độ vũ khí cho từ một đến hai quả bom hạt nhân.

Năm 2010

20/11 - Theo một báo cáo của giáo sư Đại học Stanford, ông Siegfried Hecker, Triều Tiên có một cơ sở làm giàu hạt nhân mới bao gồm 2.000 máy ly tâm. Ông Hecker được tiếp cận với các cơ sở chưa từng thấy và các văn bản của Triều Tiên.

Năm 2011

24-25/10 - Các quan chức Mỹ, do Đại sứ Hoa Kỳ Stephen Bosworth dẫn đầu, đã tiếp xúc với một phái đoàn Triều Tiên, dẫn đầu là Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye Gwan, tại Geneva, Thụy Sĩ, trong một nỗ lực nhằm khởi động lại các cuộc đàm phán vũ khí hạt nhân sáu bên bị phá vỡ trong năm 2008.

15/12 - Các quan chức Hàn Quốc Mỹ và Triều Tiên gặp nhau tại Bắc Kinh để thảo luận về hỗ trợ lương thực cho Triều Tiên để đổi lấy việc đình chỉ chương trình làm giàu uranium của nước này.

Năm 2012

11/1 - Triều Tiên cho biết sẽ mở cửa các cuộc thảo luận với Mỹ về đình chỉ chương trình làm giàu uranium để đổi lấy viện trợ lương thực, một thỏa thuận từng được đưa ra trước khi Nhà lãnh đạo Kim Jong Il qua đời vào ngày 17/12/2011.

29/2 - Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo rằng Triều Tiên đã đồng ý tạm hoãn phóng tên lửa tầm xa và hoạt động hạt nhân tại Yongbyon, cơ sở hạt nhân lớn nhất của nước này.

10/4 - Ryu Kun Chol, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển không gian của Ủy ban Công nghệ Vũ trụ Triều Tiên, đã phác thảo kế hoạch hoàn thành và khởi động một tên lửa trong vòng bảy ngày tiếp theo. Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ tin rằng sự ra mắt này nhằm che đậy một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm xa.

13/4 - Vụ phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên thất bại. Một thời gian ngắn sau khi được phóng, nó đã nổ tung và rơi xuống biển.

24/5 - Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, dựa trên phân tích các hình ảnh vệ tinh thương mại tại điểm thử hạt nhân của Triều Tiên, Triều Tiên dường như đã sẵn sàng để thực hiện một vụ thử hạt nhân bất cứ lúc nào.

12/12 - Triều Tiên ra mắt thành công tên lửa tầm xa Unha -3 từ Trung tâm Vũ trụ Sohae ở Cholsan County và đưa một vệ tinh vào quỹ đạo, vài ngày sau khi Bình Nhưỡng lưỡng lự vì lo sợ sự ra mắt có thể bị trì hoãn.

Năm 2013

24/1 - Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên cho biết họ sẽ tiếp tục thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa, tất cả đều là một phần của một "hành động toàn diện sắp tới" nhằm vào Mỹ - "kẻ thù” của người Hàn Quốc. Hai ngày trước khi đưa ra tuyên bố này, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên và mở rộng lệnh trừng phạt.

Ngày 12/2 – Triều Tiên thực hiện các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất lần thứ ba. Đây là vụ thử hạt nhân đầu tiên được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Kim Jong Un.

Phan Sương

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !