Lịch sử chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên (1)

Chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã tồn tại được 28 năm. Trong suốt quãng thời gian đó, chưa bao giờ Triều Tiên khiến thế giới ngừng lo lắng vì những động thái khiêu khích của mình.

Lịch sử chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên (1) - ảnh 1
Nhà máy hạt nhân Yongbyon của CHDCND Triều Tiên

Năm 1985

Triều Tiên tham gia Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT).

Năm 1993

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cáo buộc rằng Triều Tiên vi phạm hiệp ước NPT và yêu cầu thanh tra viên được tiếp cận các khu vực lưu trữ chất thải hạt nhân.

Triều Tiên sau đó đã đe dọa rút khỏi NPT và gây nghi ngờ rằng họ đang phát triển vũ khí hạt nhân. Cuối cùng thì Bình Nhưỡng cũng không rút khỏi hiệp ước và đồng ý cho phép IAEA kiểm tra trong năm 1994.

Năm 1994

Triều Tiên và Mỹ ký thỏa thuận. Triều Tiên cam kết sẽ cho ngừng và cuối cùng sẽ từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân nhằm đổi lấy viện trợ quốc tế để xây dựng hai lò phản ứng sản xuất điện hạt nhân.

Năm 1998

31/8 - Triều Tiên bắn một tên lửa nhiều tầng có đường bay đi qua Nhật Bản và các khu vực ở Thái Bình Dương, chứng minh Triều Tiên có thể tấn công bất kỳ phần của lãnh thổ nào của Nhật Bản.

17/11 -  Mỹ và Triều Tiên tiến hành vòng đàm phán cấp cao đầu tiên ở Bình Nhưỡng trong bối cảnh Triều Tiên bị nghi ngờ xây dựng một cơ sở hạt nhân dưới lòng đất. Mỹ đã yêu cầu kiểm tra xác thực nghi vấn này.

Năm 1999

27/2 đến 16/3 - Trong vòng thứ tư của cuộc đàm phán, Triều Tiên cho phép tiếp cận các khu vực theo yêu cầu để đổi lấy viện trợ nông nghiệp. Các thanh tra viên Mỹ không tìm thấy bằng chứng nào về hoạt động hạt nhân trong suốt chuyến thăm được tiến hành vào/Năm.

13/9 - Triều Tiên đồng ý dừng chương trình thử nghiệm tên lửa tầm xa trong khi các cuộc đàm phán với Mỹ tiếp tục diễn ra.

17/9 - Tổng thống Bill Clinton đồng ý giảm bớt biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên.

Tháng 12 - Một tập đoàn quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã tới Bình Nhưỡng ký hợp đồng trị giá 4,6 tỷ USD để xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân ở Triều Tiên.

Năm 2000

Tháng Bảy - Triều Tiên đe dọa sẽ khởi động lại chương trình hạt nhân nếu Mỹ không bù đắp cho việc mất điện do sự chậm trễ trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Năm 2001

Tháng Sáu - Triều Tiên cảnh báo sẽ phá bỏ lệnh cấm chống lại việc thử nghiệm tên lửa nếu Mỹ không theo đuổi việc xây dựng mối quan hệ bình thường với Bình Nhưỡng. Nước này cũng cho biết sẽ khởi động lại chương trình hạt nhân của mình nếu không có sự tiến bộ trong việc xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân mà Mỹ bảo trợ.

Năm 2002

29/1 - Tổng thống George W. Bush đã gọi Triều Tiên, Iran và Iraq là "liên minh ma quỷ". "Bằng cách tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt, các chế độ này đang gây nguy hiểm nghiêm trọng và ngày càng phát triển", ông nói.

04/10 - Trong một cuộc họp kín, các quan chức Mỹ đã đưa ra bằng chứng Triều Tiên đang tiến hành thực hiện chương trình hạt nhân, vi phạm các thỏa thuận hạt nhân đã ký năm 1994. Cụ thể, Mỹ có bằng chứng chứng minh rằng Triều Tiên đang xây dựng một cơ sở làm giàu uranium. Triều Tiên thừa nhận là đã cho hoạt động cơ sở này và vi phạm thỏa thuận. Thông tin đã không được công bố công khai.

16/10 - Chính quyền Bush lần đầu tiên tiết lộ rằng Triều Tiên đã thừa nhận điều hành một chương trình vũ khí hạt nhân bí mật trong phạm vi các thỏa thuận năm 1994.

22/12 - Triều Tiên cho biết họ đã bắt đầu loại bỏ các thiết bị giám sát của IAEA ra khỏi các cơ sở hạt nhân của mình.

31/12 - Triều Tiên trục xuất thanh sát viên IAEA.

Năm 2003

10/1 - Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân.

05/2 - Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên thông báo nước này đã kích hoạt các cơ sở điện hạt nhân.

24/2 - Triều Tiên thử nghiệm bắn một tên lửa vào vùng biển giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản.

26/2 - Hoa Kỳ nói rằng Triều Tiên đã kích hoạt lò phản ứng hạt nhân 5 megawatt tại Yongbyon.

10/3 - Triều Tiên thử nghiệm bắn một tên lửa chống hạm vào vùng biển Nhật Bản.

23/4 – Triều Tiên tuyên bố có vũ khí hạt nhân.

27/8 – Mỹ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga tham gia vào các cuộc đàm phán về cuộc khủng hoảng ở Triều Tiên.

Năm 2004

24/2 đến 28/2 - Hoa Kỳ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga gặp nhau tại Bắc Kinh, Trung Quốc để thảo luận về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Hội nghị thượng đỉnh đã kết thúc mà không có tiến bộ nào nhưng đã có thỏa thuận sẽ tổ chức them các cuộc đàm phán.

Tháng 6 - Sáu quốc gia gặp lại nhau tại Bắc Kinh để tiếp tục thảo luận.

Tháng 8 - Triều Tiên đồng ý dừng chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ, giảm bớt các biện pháp trừng phạt và bị đưa ra khỏi danh sách khủng bố của Mỹ. Mỹ muốn Triều Tiên tiết lộ tất cả các hoạt động hạt nhân và cho phép thanh tra vào giám sát.

Năm 2005

10/2 - Triều Tiên rút khỏi vụ đàm phán hạt nhân sáu bên và cho biết sẽ tăng cường kho vũ khí của vũ khí hạt nhân của mình. Triều Tiên khẳng định sẽ chỉ xem xét tháo dỡ chương trình hạt nhân của mình khi Mỹ đồng ý ký một hiệp ước không xâm phạm song phương. Mỹ khẳng định Bình Nhưỡng trước tiên phải đồng ý vĩnh viễn và kiểm chứng được việc tháo dỡ chương trình vũ khí hạt nhân của mình trước khi muốn cấp bất kỳ ưu đãi nào khác, bao gồm cả viện trợ kinh tế và công nhận ngoại giao.

07/8 - Sau cuộc họp 13 ngày liên tiếp, các nhà ngoại giao của Mỹ, Triều Tiên và bốn cường quốc Châu Á quyết định tạm dừng các cuộc đàm phán nhằm mục đích chờ đợi Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.

13/9 - Các cuộc đàm phán sáu bên tiếp tục ở Bắc Kinh.

19/9 - Triều Tiên đồng ý từ bỏ toàn bộ chương trình hạt nhân của mình, bao gồm cả vũ khí, một tuyên bố chung từ các cuộc đàm phán vũ khí hạt nhân sáu bên tại Bắc Kinh cho biết. "Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên cam kết từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân và chương trình hạt nhân hiện có và sẽ quay trở lại ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) cũng như chấp nhận các biện pháp giám sát của IAEA (Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế)", tuyên bố nói.

Để đổi lại, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc đã "tuyên bố họ sẵn sàng" trợ giúp năng lượng cho Triều Tiên, cũng như thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Các quan chức nhà nước Triều Tiên thông báo nước này chỉ bắt đầu tháo dỡ chương trình hạt nhân của mình khi Mỹ cung cấp cho một lò phản ứng nước nhẹ phục vụ sản xuất điện dân sự - một nhu cầu có thể đe dọa thỏa thuận vài ngày tuổi giữa Triều Tiên, các nước láng giềng và Mỹ.

Năm 2006

04/7 - Triều Tiên thử nghiệm tên lửa Taepodong-2 cùng với hai tên lửa tầm ngắn, nhưng vụ thử nghiệm tên lửa tầm xa dường như không thành công.

15/7 - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua nghị quyết yêu cầu Triều Tiên đình chỉ chương trình tên lửa của nó. Đại sứ Triều Tiên ngay lập tức bác bỏ nghị quyết.

09/10 - Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân. Vụ thử nghiệm được tiến hành tại một cơ sở dưới lòng đất ở Hwaderi gần thành phố Kilju. Mặc dù bản chất của vụ nổ liệu có phải là hạt nhân hay không vẫn còn chưa được xác nhận, trung tâm nghiên cứu địa chất của Hàn Quốc phát hiện một trận động đất nhân tạo trong khu vực thử nghiệm. Các nhà lãnh đạo thế giới lên án hành động của Triều Tiên ( vụ thử nghiệm thực hiện vào 10h36 giờ địa phương vào ngày 18/10/2006).

Ngày 14/10 - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết áp đặt lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, hạn chế quân sự cùng các hợp đồng thương mại hàng xa xỉ và yêu cầu chấm dứt thử nghiệm tên lửa hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

16/10 - Phân tích các mẫu không khí thu thập ngày 11/10/2006 phát hiện các mảnh vỡ phóng xạ, xác nhận vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.

(Còn tiếp)

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !