“Lấy lòng” Erdogan, Thủ tướng Đức Merkel bị chỉ trích tơi bời

Chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Thủ tướng Đức Anegla Merkel và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk dù chỉ kéo dài trong 1 ngày nhưng vẫn thu hút được sự chú ý của giới truyền thông Đức và quốc tế.
“Lấy lòng” Erdogan, Thủ tướng Đức Merkel bị chỉ trích tơi bời - ảnh 1

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Thủ tướng Đức Merkel.

Thủ tướng Đức mới đây đã thực hiện chuyến thăm 1 ngày đến Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng với Chủ tịch hội đồng châu Âu Donald Tusk, bà Merkel đã bàn bạc với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vấn đề về người nhập cư.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, bà Merkel đã phải thực hiện nhiều nỗ lực để “xoa dịu” ông Erdogan vụ nhà báo Jan Boehmermann trước đó đã đọc bài thơ xúc phạm ông Erdogan trên kênh truyền hình Đức. 

Nguyên nhân chính khiến hai nhân vật lãnh đạo hàng đầu châu Âu phải đến Thổ Nhĩ Kỳ là để bàn bạc vấn đề về người nhập cư theo thỏa thuận hai bên đã ký 3 tháng trước đó.

Theo thỏa thuận này, những người nhập cư trái phép vào châu Âu sẽ bị đưa quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ. Đổi lại, EU sẽ tiếp nhận người nhập cư hợp pháp đã đăng ký ở Thổ Nhĩ Kỳ để cho hưởng quy chế nhập cư vào châu Âu. Sự “đổi chác” này sẽ được thực hiện theo nguyên tắc “1 đổi 1”.

Ngoài ra, để thực hiện nội dung này, EU sẽ cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ khoản tiền 6 tỷ Euro (ban đầu là 3 tỷ). Bên cạnh đó, Đức cũng cam kết với Thổ Nhĩ Kỳ về việc đơn giản hóa các thủ tục cấp visa cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ nhập cảnh vào Đức.

Đổi lại, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải thực hiện 72 điều kiện do EU đưa ra mà dường như Thổ Nhĩ Kỳ chưa sẵn sàng thực hiện các điều kiện này trong thời gian ngắn tới đây.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, bà Merkel cùng ông Donald Tusk đã đến thăm một khu tị nạn dành cho người di cư ở gần biên giới với Syria. Theo các số liệu do các cơ quan chức năng của Liên Hợp Quốc công bố, hiện trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ có 815 nghìn người nhập cư.

Tuy nhiên, theo số liệu do Ankara cung cấp, tổng số lượng người nhập cư đang cư trú trên lãnh thổ nước này là gần 3 triệu người, chủ yếu là những người đang trốn tránh cuộc chiến ở Syria.

Phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng khẳng định rằng họ đã phải chi ra hơn 7 tỷ Euro để duy trì các điều kiện sinh hoạt cho số người nhập cư này.

Được biết, giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã không ít lần cáo buộc các nước EU đã hỗ trợ họ một cách “hời hợt”. Theo các số liệu do Ankara đưa ra, trong số 6 tỷ Euro như đã cam kết, châu Âu hiện đã dành ra được quá nửa số tiền này nhưng mới chỉ cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ một phần nhỏ trong số đó (77 triệu Euro).

Trước đó, giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ còn nhiều lần đưa ra các tuyên bố mang tính chất “hăm dọa” giới lãnh đạo châu Âu về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thực hiện hợp đồng này nếu như các yêu cầu của nước này không được đáp ứng.

Chính vì vậy, những lời chỉ trích của giới chuyên gia và cộng đồng xã hội đối với bản hợp đồng này giữa EU với Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, giới bảo vệ pháp luật cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Thổ Nhĩ Kỳ vì vi phạm nhân quyền đối với những người đã đến châu Âu nhưng bị EU đưa quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.

Các chính trị gia phương Tây cũng cho rằng giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lại tiếp tục tận dụng vấn đề nhập cư để đưa ra những yêu sách mới với EU.

Ngoài ra, Thủ tướng Đức A.Merkel cũng chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của cử tri và các chính khách Đức vì bà Merkel được coi là “kiến trúc sư” đưa ra bản hợp đồng này và vì nhưng chính sách do bà Merkel áp dụng để giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư.

Theo bà Merkel, các nước châu Âu hoàn toàn có thể giải quyết được bài toán nhập cư mà không cần phải đóng cửa biên giới và không cần phải siết chặt kiểm soát ở các khu vực biên giới.

Đáng chú ý, quan điểm này của bà Merkel cũng nhận được sự ủng hộ của chuyên gia Vladislav Belov, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Đức thuộc Viện châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Ông Belov không cho rằng những lời chỉ trích bà Merkel là công bằng và cho rằng thỏa thuận giữa EU với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp EU “giải quyết các nhiệm vụ cụ thể”.

“Lấy lòng” Erdogan, Thủ tướng Đức Merkel bị chỉ trích tơi bời - ảnh 2

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk.

Bà Merkel đến Thổ Nhĩ Kỳ để “lấy lòng” ông Erdogan?

Trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, bà Merkel ca ngợi rằng thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ là một “chiến thắng”. Bà Merkel đã không tranh luận mạnh mẽ với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan mà thậm chí còn quyết định có thể sẽ “xử tội” nhà báo Jan Boehmermann vì tội đã xúc phạm ông Erdogan trong một chương trình truyền hình. Nhiều khả năng Jan Boehmermann sẽ phải đối mặt với bản án 5 năm tù.

Chính hành động này của bà Merkel khiến các chính trị gia và giới phân tích tiếp tục lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ, coi đây là hành động “xu nịnh” ông Erdogan.

Giới truyền thông và phe đối lập Đức cho rằng bà Merkel đang cố gắng lấy lòng ông Erdogan và sẵn sàng “hy sinh” cả công dân của mình. Theo kết quả thăm dò dư luận xã hội, phần lớn người dân Đức không ủng hộ cách giải quyết vấn đề với nhà báo Jan Boehmermann của bà Merkel.

Đáng chú ý, trước khi đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, bà Merkel cũng lên tiếng cho rằng hành động xúc phạm ông Erdogan của nhà báo Jan Boehmermann là một hành động cố ý.

Cơ quan Báo chí của bà Merkel cũng đã công bố tuyên bố này của bà Merkel trên các phương tiện thông tin đại chúng đúng vào thời điểm các cơ quan chức năng Đức bắt đầu tiến hành điều tra. Hành động này bị coi là gây áp lực lên quá trình điều tra vụ án nên các lời chỉ trích bà Merkel càng trở nên gay gắt hơn.

Ngoài chỉ trích bà Merkel, giới truyền thông Đức còn liên tục đăng tải những vấn đề về quyền con người đang bị vi phạm nghiêm trọng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành xét xử hai nhà báo của tờ báo Cumhuriyet vì đã đăng tải các thông tin về việc dường như chính quyền của ông Erdogan đang hỗ trợ vũ khí cho các phần tử Hồi giáo cực đoan để tham chiến tại Syria.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo “Gazeta”, một trong những tờ báo điện tử uy tín, có lượng truy cập lớn nhất tại Nga hiện nay.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !