Lập bảo tàng Đại tướng để lưu giữ tinh hoa thiên tài quân sự

Đại tá Nguyễn Duy Thiệu, Giám đốc Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ, cho rằng, lập bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ để lưu giữ lại hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp mà còn là nơi bảo tồn di sản quân sự quý giá của Đại tướng, trong đó có các bài học đúc kết về đường lối chiến lược, về kỹ thuật quân sự.

Đại tá Nguyễn Duy Thiệu cho biết: "Trong góc độ quản lý, chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì việc thành lập bảo tàng phải tuân thủ các quy định. Vì bên cạnh tình cảm, nguyện vọng, lại có những chi phối về mặt pháp lý, quản lý. Ban Bí thư trước đây đã có một kết luận là chỉ xây dựng chừng đó bảo tàng.

Nhưng mà ta cũng không trừ đi ngoại lệ, là với tâm tư nguyện vọng của đông đảo nhân dân, trước tấm lòng đối với Đại tướng, tôi nghĩ xây dựng một bảo tàng về Đại tướng là hoàn toàn xứng đáng. Về mặt cá nhân, tôi hoàn toàn ủng hộ việc thành lập bảo tàng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc lập Bảo tàng không chỉ là ước vọng của nhân dân, của toàn quân, mà còn là việc quan trọng".

Lập bảo tàng Đại tướng để lưu giữ tinh hoa thiên tài quân sự - ảnh 1
Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết cảm tưởng vào cuốn sổ truyền thống của Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ.

- Thưa Đại tá, ông có thể nói rõ hơn vì sao thành lập bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là việc quan trọng và rất cần phải làm?

Đại tá Nguyễn Duy Thiệu: Cuộc đời hoạt động cách mạng, cuộc đời chiến đấu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một di sản quân sự vô cùng đáng quý. Lớp lớp thế hệ sau này nếu được chiêm ngưỡng những kỷ vật, đặc biệt là được nghiên cứu những bài học quân sự của Đại tướng là một cơ hội lớn.

Lịch sử Việt Nam đã trải qua nhiều thời đại, có nhiều danh tướng, thiên tài quân sự như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… nhưng rất tiếc là cha ông chúng ta, qua những thăng trầm lịch sử, thiên tai địch họa đã không giữ được bao nhiêu tài liệu. Thậm chí có những binh thư, kiệt tác quân sự của các bậc tiền bối nhưng chúng ta đã không giữ lại được, đã bị thất truyền.

Vì vậy việc xây dựng bảo tàng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi với tư cách cá nhân hoàn toàn ủng hộ. Đây không những là “bảo tàng”, mà sẽ là “kho tàng” chứa đựng tất cả những gì tinh hoa nhất của một thiên tài quân sự để con cháu đời sau của chúng ta nghiên cứu, học tập.

- Đại tá vừa nói trước đây Ban Bí thư có đưa ra một quy định về việc chỉ có một danh mục bảo tàng cố định và không thể mở rộng?

Đại tá Nguyễn Duy Thiệu: Trước đây có quy định chỉ xây dựng bảo tàng đối với các danh nhân. Nhưng kết luận của Ban Bí thư cũng đã qua một thời gian khá lâu. Còn trước và trong sự kiện Đại tướng mất, tâm tư nguyện vọng không chỉ của những người bên cạnh Đại tướng, không chỉ tướng lĩnh, sĩ quan, cựu chiến binh…, mà còn đông đảo tầng lớp nhân dân, trong đó có các đoàn viên thanh niên, lớp trẻ… đều bày tỏ sự ngưỡng mộ và muốn xây dựng bảo tàng. Mà khi đã hình thành chuyện này, là nhân dân ủng hộ, tôi nghĩ không chỉ bằng hiện vật, không chỉ bằng tư liệu, mà người ta còn sẵn sàng ủng hộ ở mọi góc độ khác để bảo tàng được thành lập.

Hơn thế nữa, Đại tướng được thế giới ngưỡng mộ, việc thành lập bảo tàng này còn để cho thế giới đến đây chiêm ngưỡng và hình dung được toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp và tài năng của một thiên tài quân sự, thậm chí nghiên cứu, học tập đường lối, kỹ thuật quân sự của Đại tướng.

Đại tướng có một khối lượng trước tác rất đồ sộ, với hàng trăm đầu sách, hàng ngàn bài viết. Mà tất cả những cuốn sách, những bài viết này đều thể hiện quan điểm của Đại tướng về mặt quân sự, hoặc thể hiện cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Và sau này trở thành Đại tướng, thành Tổng chỉ huy quân đội, thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các tác phẩm cũng đều thể hiện sự gắn bó cuộc đời hoạt động của Đại tướng trên lĩnh vực quân sự của Người, đều gắn bó với đường lối quân sự của Đảng chỉ đạo.

Tôi cũng rất ngạc nhiên, tại sao đến giờ này ta vẫn mới chỉ thấy phần chính, tức chỉ những cuốn sách được xuất bản và lưu hành, chứ còn những bản gốc, bản thảo… vẫn chưa thấy. Đó là vốn quý cần được lưu giữ cẩn thận, là vật quý của ngành bảo tàng.

Lập bảo tàng Đại tướng để lưu giữ tinh hoa thiên tài quân sự - ảnh 2
Đại tá Nguyễn Duy Thiệu giới thiệu bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi Người đến thăm Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ khi Đại tướng đến thăm nơi đây. (Ảnh: Đặng Vỹ)

- Nếu hiện vật không nhiều thì có ngại lập bảo tàng sẽ đìu hiu?

Đại tá Nguyễn Duy Thiệu: Đừng nghĩ nó sơ sài, mà sẽ có hàng vạn, hàng triệu chất liệu, chứ nó không đơn giản như chúng ta chỉ nghĩ đến những vật thông thường. Nó có nhiều loại hiện vật được thể hiện chung trong một ngôn từ là “ngôn ngữ bảo tàng”.

Với một người nổi tiếng như Đại tướng thì sẽ có một khối lượng rất lớn các kỷ vật của rất nhiều cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đã từng gặp hoặc chưa gặp Đại tướng. Như mấy hôm nay chúng ta thấy dòng người xếp hàng vào thăm Đại tướng, có những người in tấm hình của Đại tướng và mang đến căn nhà Đại tướng đã ở. Hôm nay ta nghĩ đó là một tấm ảnh, nhưng về lâu về dài đó là hiện vật. Và như vậy thì sẽ có rất nhiều hiện vật.

Một câu chuyện rất xúc động vừa đăng trên báo, đó là một đơn vị bộ đội được Đại tướng tặng cho tấm dù, đơn vị cắt ra may thành chăn cho các chiến sĩ. Sau đó có chiến sĩ vô Nam chiến đấu. Các đồng đội ở đơn vị mới ở miền Nam nghe nói vật của Bác Giáp, xin người đồng đội được cắt tấm dù ra mỗi người một mảnh nhỏ làm khăn, để có được di vật của Đại tướng.

Hoặc như khi Đại tướng đến thăm Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ chúng tôi, Đại tướng đã viết vào cuốn sổ cảm tưởng, trong đó có 4 chữ quý giá dành tặng cho cán bộ nhân dân Đông Nam bộ: “Anh dũng tuyệt vời/ Sáng tạo vẻ vang”. Lúc đó chưa phải là hiện vật. Và chúng tôi đã phóng to, đặt ở nơi trang trọng nhất trong bảo tàng, và bây giờ trở thành hiện vật quý giá, là niềm tự hào của nhân dân và cán bộ nhân viên Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ.

Hay Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ và Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh có 4 lần được vinh dự đón Đại tướng đến thăm. Đó là vào các năm 1985, 1993, 1994 và 1995. Và những tấm ảnh chụp lúc ấy giờ cũng trở thành hiện vật của bảo tàng.

Tôi tin là với tấm lòng của nhân dân, của toàn quân đối với Đại tướng, đặc biệt là với các cựu chiến binh, trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thì sẽ có rất nhiều kỷ vật.

- Như vậy với cuộc đời hoạt động phong phú của Đại tướng, hiện vật sẽ rất phong phú. Giả sử theo ý nguyện của nhân dân bây giờ là chọn ngôi nhà nơi Đại tướng đã ở làm bảo tàng, liệu có đủ sức chứa và trưng bày?

Cái đó không ngại lắm. Bởi vì không phải tất cả các kỷ vật đều trưng bày. Nếu trưng bày như vậy thì diện tích bao nhiêu cũng không đủ. Nhưng mà quá trình trưng bày có sự luân chuyển.

Đó là những giải pháp, từ ý tưởng có thể biến căn nhà mà Đại tướng và gia đình đang ở thành bảo tàng, hay xây dựng riêng một bảo tàng vẫn được.

Vả lại, vẫn có thể có nhiều nơi trưng bày, ví dụ tại quê hương Đại tướng, tại Điện Biên Phủ nơi Đại tướng chỉ huy đánh trận…

Về vấn đề xây dựng bảo tàng thì với nước ngoài thì đã có, nhưng ở ta chưa có tiền lệ như vậy. Có thể nói sau Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, thì một loạt các lãnh tụ của ta sau đó chỉ xây dựng nhà lưu niệm. Nhưng trong điều kiện cụ thể thì ta vẫn có thể có những giải pháp.

- Có lẽ, như Giám đốc nói thì việc thành lập xây dựng một bảo tàng có khối lượng công việc rất lớn. Liệu ta có làm nổi?

Cái đó các nhà chuyên môn sẽ tính nếu Đảng và Nhà nước thuận tình và có chủ trương. Ở đây ta nói, việc làm một bảo tàng về Đại tướng không chỉ là nguyện vọng của đông đảo công chúng, mà còn có sự tham gia của các nhà chuyên môn. Có cả vai trò của gia đình, nhưng vai trò quan trọng hơn hết là của các tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội, và cũng không thể thiếu vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước.

Một điều nữa cũng đáng chú trọng là hiện giờ Đại tướng ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn, nhiều người mong mỏi, đề xuất điều này, nhưng sau một thời gian nữa khi tất cả đã lắng lại, tất cả đã bình tâm lại, thì những người đề xuất ý tưởng này có còn nhiệt huyết nữa hay không. Đến lúc đó, nếu vẫn thấy có quyết tâm thì mới mong làm được.

- Xin cám ơn Đại tá!

Đặng Vỹ (thực hiện)

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Á hậu Bùi Khánh Linh lên tiếng khi bị chê tham gia show hẹn hò tìm người yêu

Á hậu 1 Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2023 - Bùi Khánh Linh lên tiếng khi bị cho là làm giảm giá trị của danh hiệu á hậu trong mắt công chúng vì tham gia gameshow hẹn hò.

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Hoa hậu, á hậu Việt tham gia show hẹn hò và chuyện 'cọc đi tìm trâu'

Hoa hậu Đại dương Trần Thị Thu Uyên và Á hậu Hoa hậu Hoà bình Việt Nam Bùi Khánh Linh gây chú ý khi tham gia gameshow thực tế về hẹn hò "Đảo thiên đường".

Đang cập nhật dữ liệu !