Làng nghề đi mướn đất nghĩa địa để trồng đào rừng
|
Tết Canh Dần (2010) được cho là Tết cuối cùng của làng đào La Cả, hầu hết đất nông nghiệp trồng đào lâu năm bị thu hồi để làm khu đô thị. Không chịu mất nghề, nhiều người dân đã đi thuê đất thuộc xã Đại Mỗ bên cạnh để giữ nghề. Hiện có 120 sào (360m2) đất thuê được phủ kín bởi những cây đào sắc thắm. |
|
Được quay lại với nghề trồng đào là thế, nhưng nhiều người vẫn lo lắng với làn sóng đô thị hóa khiến những cây đào có cành dày cứng, nụ mập, sắc thắm, lâu phai, cánh rụng xuống đất vẫn còn đỏ… bị giảm dần. Những tòa nhà chọc trời vẫn mọc lên bên cạnh những cây đào này. |
|
Anh Hậu, người làng La Cả tâm sự, bỏ gì thì bỏ chứ nghề trồng đào thì không bỏ được. Hiện gia đình anh thuê 7 sào đất của xã Đại Mỗ với giá 2 triệu/sào để trồng đào. Năm nay gia đình anh có 150 gốc đào rừng và nhiều cành đào phai khác. |
|
Anh tâm sự, với tốc độ đô thị hóa như bây giờ, chả mấy chốc mà hết sạch đất để trồng đào, muốn giữ nghề cũng không được. Nhiều gia đình phải trồng đào bên cạnh bãi nghĩa địa. "Nói gì thì nói, đó còn là cái nghề khiến họ có thể sống được", anh tâm sự. |
|
Không giống Nhật Tân (một là ra hoa cả vườn, hai là "héo hon" không một nụ), đào La Cả năm nay lại có những vườn đã ra hoa hết, nhưng cũng có vườn chưa có nụ. Nhiều người cho nước cá mè ngâm và do bếp để thúc đào nở hoa nhưng không có kết quả. |
|
Với 150 gốc đào rừng, anh Hậu cho thuê với giá 5-7 triệu/cây. Nếu bán đứt thì tùy từng gốc, có những gốc đẹp có giá từ 20-25 triệu đồng. Anh cho biết, nhiều chủ đào Nhật Tân sang tận La Cả mua gốc đào về để làm "thương hiệu". |
|
Từng thế cây cũng có ý nghĩa riêng, thế đào này được anh Hậu gọi là Huyền Hồi (dáng nghiêng). Chăm sóc đào khó nhất là dịp gần Tết, "nhiều chủ đào phải lo đủ mọi thứ để đào nở đúng dịp Tết" anh tâm sự. |
|
Đào rừng được chủ yếu lấy về từ Mộc Châu, Sơn La. Sau khi đươc đem về vườn phải chôn gốc, ghép cành. Sau 20 ngày sẽ ra cành, nụ ở những điểm được bọc nilon (ghép). |
|
Người trồng đào La Cả tiếp tục sưởi ấm cho đào bằng đèn điện và phân bón, nhiều người còn cho vỏ trấu vào gốc để giữ độ ẩm. |
|
Những gốc đào có giá trị kinh tế thường được chăm sóc rất kỹ lưỡng. |
|
Vui buồn xen lẫn và cũng chẳng ai biết đất Đại Mỗ sẽ còn nuôi sống người La Cả được bao mùa nữa?. |
Thái An