Lần đầu tiên công bố 2 bài hát của cố nhạc sĩ Văn Cao
Dưới ngọn cờ giải phóng và Ta đi làm con suối là 2 hai bài hát lần đầu tiên được gia đình nhạc sỹ Văn Cao công bố trong đêm nhạc kỷ niệm 90 năm ngày sinh của ông.
Đêm nhạc đặc biệt giới thiệu những tác phẩm âm nhạc tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Văn Cao sẽ diễn ra vào tối 22/11 tới tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Họa sĩ Văn Thao, con trai của cố nhạc sĩ Văn Cao cho biết, Đây là chương trình do chính gia đình nhạc sĩ đứng ra tổ chức, sẽ có nhiều chia sẻ riêng tư về cuộc đời cũng như sự nghiệp của một trong những tên tuổi lớn nhất nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX.
Trong chương trình này, bài hát Tiến quân ca sẽ được dàn dựng theo phong cách hợp xướng với lời ca gốc do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944 trước khi được Quốc hội chỉnh sửa để trở thành Quốc ca hiện nay. Dàn hợp xướng 40 người sẽ thể hiện tác phẩm này ở ngay phần mở màn của chương trình.
Đặc biệt, lần đầu tiên, gia đình cũng công bố 2 bài hát trong di cảo của nhạc sĩ chưa từng được biểu diễn trên sân khấu, đó là Dưới ngọn cờ giải phóng và Ta đi làm con suối. Trong đó, bài hát Dưới ngọn cờ giải phóng được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1962, từng được Đài Tiếng nói Việt Nam thu thanh và phát sóng.
Còn bài hát “Ta đi làm con suối” được nhạc sĩ sáng tác vào đầu những năm 1970 khi đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, viết nhạc cho một bộ phim tài liệu. Nhưng sau đó, phần nhạc này không được sử dụng và bài hát cũng nằm lại trong di cảo của ông mà không được phổ biến tới công chúng. Hai bài hát này sẽ góp phần vẽ thêm một nét mới vào chân dung âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao.
“Đêm nhạc này sẽ khái quát xuyên suốt cuộc đời sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao, từ bài “Tiến quân ca” viết năm 1944 đến bài “Mùa xuân đầu tiên” viết năm 1976 – đánh dấu một giai đoạn như bố tôi từng nói “ông đã hoàn thành nhiệm vụ với đất nước, với cách mạng, với nhân dân...”, họa sĩ Văn Thao chia sẻ.
Tham gia đêm nhạc có NSND Quang Thọ, ca sĩ Ánh Tuyết, Đăng Dương, Lan Anh... với các nhạc phẩm quen thuộc: Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Làng tôi, Thiên thai, Trương Chi, Trường ca Sông Lô, Bắc Sơn, Ngày mùa, Ta đi làm con suối, Dưới ngọn cờ giải phóng, Công nhân Việt Nam, Mùa xuân đầu tiên, Suối mơ, Cung đàn xưa…
Nhạc sĩ Văn Cao viết không nhiều, ông rất chắt lọc, thận trọng khi sáng tác. Mỗi tác phẩm âm nhạc của ông là một câu chuyện, một số phận… Chính vì thế, đêm nhạc Văn Cao được kỳ vọng sẽ là nét phác họa chân thực nhất về sự nghiệp âm nhạc lẫy lừng của ông.
Đêm nhạc này được coi là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Văn Cao. Trước đó, đầu tháng 11, NXB Hội nhà Văn ra mắt tập thơ Văn Cao và tổ chức hội thảo về tập thơ này. Trong thời gian này, nhiều chương trình giao lưu về âm nhạc, thơ của Văn Cao cũng được thực hiện và phát sóng truyền hình.
Họa sĩ Văn Thao, con trai của cố nhạc sĩ Văn Cao cho biết, Đây là chương trình do chính gia đình nhạc sĩ đứng ra tổ chức, sẽ có nhiều chia sẻ riêng tư về cuộc đời cũng như sự nghiệp của một trong những tên tuổi lớn nhất nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX.
Cố nhạc sĩ Văn Cao |
Đặc biệt, lần đầu tiên, gia đình cũng công bố 2 bài hát trong di cảo của nhạc sĩ chưa từng được biểu diễn trên sân khấu, đó là Dưới ngọn cờ giải phóng và Ta đi làm con suối. Trong đó, bài hát Dưới ngọn cờ giải phóng được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1962, từng được Đài Tiếng nói Việt Nam thu thanh và phát sóng.
Còn bài hát “Ta đi làm con suối” được nhạc sĩ sáng tác vào đầu những năm 1970 khi đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, viết nhạc cho một bộ phim tài liệu. Nhưng sau đó, phần nhạc này không được sử dụng và bài hát cũng nằm lại trong di cảo của ông mà không được phổ biến tới công chúng. Hai bài hát này sẽ góp phần vẽ thêm một nét mới vào chân dung âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao.
“Đêm nhạc này sẽ khái quát xuyên suốt cuộc đời sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao, từ bài “Tiến quân ca” viết năm 1944 đến bài “Mùa xuân đầu tiên” viết năm 1976 – đánh dấu một giai đoạn như bố tôi từng nói “ông đã hoàn thành nhiệm vụ với đất nước, với cách mạng, với nhân dân...”, họa sĩ Văn Thao chia sẻ.
Ca sĩ Ánh Tuyết sẽ góp mặt trong chương trình này |
Tham gia đêm nhạc có NSND Quang Thọ, ca sĩ Ánh Tuyết, Đăng Dương, Lan Anh... với các nhạc phẩm quen thuộc: Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Làng tôi, Thiên thai, Trương Chi, Trường ca Sông Lô, Bắc Sơn, Ngày mùa, Ta đi làm con suối, Dưới ngọn cờ giải phóng, Công nhân Việt Nam, Mùa xuân đầu tiên, Suối mơ, Cung đàn xưa…
Nhạc sĩ Văn Cao viết không nhiều, ông rất chắt lọc, thận trọng khi sáng tác. Mỗi tác phẩm âm nhạc của ông là một câu chuyện, một số phận… Chính vì thế, đêm nhạc Văn Cao được kỳ vọng sẽ là nét phác họa chân thực nhất về sự nghiệp âm nhạc lẫy lừng của ông.
Đêm nhạc này được coi là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Văn Cao. Trước đó, đầu tháng 11, NXB Hội nhà Văn ra mắt tập thơ Văn Cao và tổ chức hội thảo về tập thơ này. Trong thời gian này, nhiều chương trình giao lưu về âm nhạc, thơ của Văn Cao cũng được thực hiện và phát sóng truyền hình.
Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray (Hải Phòng), quê gốc ở xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Xuất thân trong một gia đình viên chức, thuở nhỏ Văn Cao học ở trường dòng Saint Josef. Đây chính là nơi ông bắt đầu làm quen với âm nhạc. Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý... Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận... và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tiên “Buồn tàn thu” khi mới 16 tuổi.
Trong nền âm nhạc nước nhà, Văn Cao được xem là một “tượng đài” nhờ sự nghiệp âm nhạc lẫy lừng trải trên 2 mảng: Tình ca và hùng ca. Nhưng ở cả 2 đề tài, ông đều thành công tột bậc. Không chỉ là một cây đại thụ của tân nhạc Việt Nam, ông còn là một nhà thơ, một họa sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm giá trị.
Xuất thân trong một gia đình viên chức, thuở nhỏ Văn Cao học ở trường dòng Saint Josef. Đây chính là nơi ông bắt đầu làm quen với âm nhạc. Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý... Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận... và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tiên “Buồn tàn thu” khi mới 16 tuổi.
Trong nền âm nhạc nước nhà, Văn Cao được xem là một “tượng đài” nhờ sự nghiệp âm nhạc lẫy lừng trải trên 2 mảng: Tình ca và hùng ca. Nhưng ở cả 2 đề tài, ông đều thành công tột bậc. Không chỉ là một cây đại thụ của tân nhạc Việt Nam, ông còn là một nhà thơ, một họa sĩ tài hoa với nhiều tác phẩm giá trị.
T.Huyền
Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ
Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.
Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge
Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.
‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi
Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.
Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ
Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.
Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó
Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước
Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.
Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau
Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.
'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'
Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.
Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm
Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.
Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học
Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.