Lặn biển hái... rong rêu

Những năm gần đây, người dân vùng biển các xã Quảng Đông, Quảng Phú có thêm nghề mới là hái rong rêu biển mang về nguồn thu nhập khá…

Một ngày đầu năm, thằng Đỗ Thọ, cháu tôi (ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), ghé nhà cho một bao dứa nhỏ đựng đầy rong biển. Mùi tanh biển xực lên tận mũi cũng đầy cám dỗ. Nó toét miệng cười: “Cái thứ rong rêu ni nấu canh ăn mát, bổ, thanh lọc cơ thể là nhất”…

“Cạo tiền” bên ghềnh đá

Vùng biển xã Quảng Đông, Quảng Phú nằm trong eo vịnh Hòn La nên cũng khá kín sóng so với vùng biển khác. Dưới lòng biển là rạn san hô chạy dài nên là nơi cho các loại rong rêu biển sinh sôi.

Ông Nguyễn Thành, ngư dân ở xã Quảng Đông cho hay, rong biển thường mọc trên những ghềnh đá nằm sát chân sóng. “Rong này mọc ngắn tựa như rêu và có từ khoảng cuối năm trước ra đến gần hết tháng ba là giảm dần”, ông Thành nói.

Những phự nữ đang cạo rong mứt trên ghềnh đá ở vịnh Hòn La. Ảnh: P.P.

Những phụ nữ đang cạo rong mứt trên ghềnh đá ở vịnh Hòn La. (Ảnh: P.P.)

Cũng theo ông Thành, rong biển ở vùng biển xã Quảng Đông có hai loại chính. Loại rêu nhỏ thường mọc trên những tảng đá nổi ngang tầm mặt nước hoặc lúc chìm, lúc nổi. Loại này bà con thường gọi là rong mứt. Với loại rong mứt do mọc trên đá nên khai thác dễ dàng hơn. Vào thời điểm mực nước biển xuống thấp, từng rạn đá ven biển lộ ra, nhiều chị em phụ nữ dùng dao nhỏ cạy, cạo bứt rêu ra khỏi đá, cho vào bao mang về.

Loại thứ hai gọi là rong đỏ. Loại này thường mọc ở chân ghềnh đá, nơi tiếp xúc với sóng biển nên việc khai thác gần như dành riêng cho đàn ông, có sức khỏe để “đè” sóng mới lấy được.

Từ sáng sớm, chị Nguyễn Thị Hảo (xã Quảng Đông) và mấy người phụ nữ cùng thôn thức dậy thật sớm để ra “ngóng” mực nước biển. Khi thấy triều xuống là gọi nhau đi về phía rạn đá để cạo rêu. Chị Hảo cầm trên tay chiếc bao và cây dao nhỏ. Cây dao có cán vừa tay cầm và lưỡi mỏng dẹt hình bán nguyệt. “Loại dụng cụ tự chế này phù hợp cho việc cạo rêu nên ai cũng phải có một, hai cái trong mùa hái rong, rêu biển này”, chị Hảo cho biết.

Trên rạn đá, rong mứt bám chỗ nhiều chỗ ít. Có khi bám vào bên cạnh xiên hõm vào hốc đá nên việc cạo lấy cũng không phải dễ dàng. Vì vậy, những người đi cạo rong mứt cũng phải phải kiên trì, chịu khó. Có ngày nắng gắt, sóng biển đánh vào tung nước hắt lên như từng trận mưa rào. Tay làm, nhưng mắt phải dè chừng từng con sóng mà né tránh chứ không thì ướt như vừa nhảy xuống biển. Những ngày tiết đầu năm gió lạnh thì phải chịu những trận gió thổi ù ù, người ngấm lạnh cứ run lên cầm cập.

Rong biển được khai thác đưa vào phơi trên bãi cát, sau đó đóng bao bán cho thương lái. Ảnh: P.P

Rong biển được khai thác đưa vào phơi trên bãi cát, sau đó đóng bao bán cho thương lái. (Ảnh: P.P.)

Nghề cạo rong mứt cũng tùy con triều của biển. Có khi vài giờ đồng hồ triều lên ngập là nghỉ, đợi khi triều xuống lại kéo nhau đi tiếp. Mỗi ngày chịu rét, “đội sóng” cần mẫn như vậy, mỗi người cũng cào được 1 - 2kg là nhiều. Giá rong mứt bán cho thương lái tùy theo chất lượng được từ 150 - 200 nghìn đồng/kg. Chị Hảo bộc bạch: “Chị em chúng tôi chịu khó, cũng kiếm được trên dưới 400 nghìn đồng cho mỗi ngày đi cạo. Vì người ta mua ngay tại chổ nên cuối ngày là có tiền ngay thôi. Vì vậy mà cũng đỡ ra nhiều, có thu nhập trang trải hàng ngày”. Chị Hảo cũng kể về trường hợp chị H., chị T. (ở thôn Minh Sơn), trong khi đang cào rong mứt ở vịnh Hòn La đã suất, không để ý đã bị sóng kéo xuống biển dẫn đến tử vong. “Tội lắm, cũng vì mưu sinh mà thôi”, chị Hảo rơm rớm nước mắt khi nhớ lại chuyện đã xảy ra.

Công việc khai thác rong đỏ không dành cho phụ nữ mà của những ngư dân có sức khỏe vì nó nhiều phần khó nhọc và gắn với hiểm nguy hơn. Để hái được rong đỏ, mọi người phải bám vào những ghềnh đá trơn trượt, cheo leo bên mép sóng và lặn người theo những con sóng đó. “Tại những nơi sóng đánh nhiều, đá càng trơn, càng chênh vênh thì loại rong này mọc càng nhiều. Nó thu hút người khai thác thì cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm nữa đó. Vì vậy, mọi người thường đi theo nhóm để hỗ trợ lẫn nhau”, ông Thành lý giải vậy.

Nhóm anh Lê Văn Nam có năm người cùng hẹn nhau đi cắt rong đỏ. Tất cả đều dầm mình trong biển trên những ngọn sóng. Một tay bám hờ vào vách đá để hái rong. Vừa làm, mọi người vừa đưa mắt canh các cơn sóng. Khi thấy những cơn sóng lớn đằng xa là phải tìm cách tránh để không bị sóng đánh dập vào vách đá. Cũng có khi không tránh kịp là phải ngụp lặn sâu xuống, khi sóng hạ xuống mới ngoi lên. Dù vậy, mọi người cũng luôn bị sóng đánh dập cho nghiêng ngả hoặc bị kéo tuột xuống biển, xoay lộn trong sóng dữ hồi lại. “Nếu không cẩn thận thì sẽ bị sóng lôi xuống biển, mất mạng như chơi đấy”, anh Nam chia sẻ. Cũng có không ít lần anh Nam bị sóng đánh úp, ngã xuống ghềnh đá. Cả người đều bị xây xát nặng.

Một ngày bám mình trên những ghềnh đá, dằn mình trong những con sống hay lặn ngụp dưới làn nước lạnh giá, nhóm của anh Nam cũng thu hái được chừng 20kg rong đỏ. “Sau Tết Nhâm Dần, rong đỏ được mua với giá bình quân là 250 ngàn đồng/kg. Mấy anh em bán được 5 triệu đồng. Chia nhau mỗi người được triệu đồng”, anh Nam chia sẻ. 

Nhiều người sành chuyện ăn uống thường hay mua rong mứt về cho vào tủ lạnh để nấu canh ăn dần. Bát canh ngậy mùi biển, ăn mát như ngậm thạch đá. Còn rong đỏ thì cứ trộn rau ăn sống. Miếng ăn nghe giòn, ngọt khó quên.

Tháng hai đi lặn rong biển

Khi mùa rong mứt, rong đỏ đã mãn thì người dân Quảng Đông lại dong thuyền ra biển để cắt rong biển.

Những ngày nắng lớn, sáng sớm mọi người ra biển. Cách bờ biển khoảng nửa cây số thì neo thuyền để lặn cắt rong. Rong biển này thường có nhiều vào  khoảng cuối tháng 2 đến tháng 6 âm lịch. Thứ rong này sinh sôi ở những rạn đá ngầm và mọc dài đến hai gang tay người lớn.

Vận chuyển rong khô về nhà. Nếu chậm bị mưa là bị mốc hỏng. Ảnh: P.P.

Vận chuyển rong khô về nhà. Nếu chậm bị mưa là bị mốc hỏng. (Ảnh: P.P.)

Thường người dân đi từng nhóm khoảng từ 4 đến 5 người, chủ yếu là nam giới. Xuống thuyền, chạy ra xa cách bờ khoảng chừng 1 giờ đồng hồ mới có nhiều rong để cắt vì ở những nơi nước nông rong biển không nhiều mà số lượng người khai thác đông hơn. Từ sáng sớm đến chiều tối ngoài biển khơi, lặn ngụp hàng giờ dưới nước biển. Anh  Nguyễn Thân (ngư dân xã Quảng Đông) cho hay: “Mỗi lần lặn ngụp sâu xuống là phải nhanh tay dùng dao, liềm cắt ngang thân cây rong. Những chỗ tốt, cây rong có thể dài đến cả mét. Cắt xong là cứ thả vậy cho rong nổi lên khỏi mặt nước. Công việc của những người trên thuyền là vớt rong lên và chở vào bờ”.

Trên bờ, những người phụ nữ đợi sẵn vận chuyển rong lên và phơi rong ngay trên bãi cát. Nếu được nắng thì chỉ cần trong ngày là rong khô, thu dọn lại cho vào bao tải để bán. Nếu khi đang phơi mà gặp mưa thì rong bị đưa vào loại kém chất lượng dễ bị mốc hỏng.

Theo những người vớt rong, cứ 3 tấn rong tươi khi phơi khô còn khoảng 1 tấn. Rong khô được bán cho thương lái giá từ 8 - 10 triệu đồng/tấn (tùy theo chất lượng, rong càng dài càng được giá). Anh Nguyễn Dũng (ở thôn Đông Hưng) thấy chúng tôi muốn tìm hiểu về rong biển nên xởi lởi mời vào nhà. Trong nhà anh, mấy tấn rong khô được tập kết để chờ bốc lên xe vận chuyển đi. Anh Dũng lấy một nắm rong, vần vò trong lòng bàn tay một lúc rồi đưa cho chúng tôi. Thật lạ, mùi tanh tanh đã biến mất mà thay vào đó là mùi thơm bột cá thoang thoảng. Anh bảo: “Loại này ủ với nước sôi như pha trà uống cũng thơm lắm”.

Rong khô được bán cho thương lái ngay khi phơi khô nên đã mang lại nguồn thu cho ngư dân. Ảnh: P.P.

Rong khô được bán cho thương lái ngay khi phơi khô nên đã mang lại nguồn thu cho ngư dân. (Ảnh: P.P.)

Gia đình anh Dũng làm đại lý thu mua được chục năm nay. Trung bình mỗi năm đại lý này thu mua khoảng gần 1.000 tấn rong khô. Loại này chỉ tiêu thụ cho bên Trung Quốc, chứ bên ta chưa thấy ai mua để chế biến”. Anh Dũng cũng cho hay rằng, loại rong này được phân loại, chế biến thành thức ăn cao cấp vì nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao. Thứ nữa thì chế biến thành thức ăn nuôi trồng thủy sản và cấp thấp nhất để làm thức ăn gia súc. “Đó là tôi nghe thương lái họ nói vậy chứ cũng không biết thực hư ra làm sao. Gì thì gì, cứ bà con ngư dân khai thác mà bán được là cũng mừng rồi”, anh Dũng nói.

Theo nongnghiep.vn

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Đang cập nhật dữ liệu !