Làm sao xác định đúng bệnh suy giãn tĩnh mạch?

Hiện nay khá nhiều bệnh nhân bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng không biết hoặc bác sĩ chẩn đoán sai, hướng điều trị không đúng, bệnh càng trầm trọng hơn. Vậy làm sao để xác định đúng bệnh suy giãn tĩnh mạch?

Suy giãn tĩnh mạch + Chẩn đoán sai = Bệnh nặng hơn

Chị Phan Thị Hà (khu Thương mại đường sắt, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương số điện thoại 01645651537) đã phải khốn khổ vì đôi chân dường như đã liệt do bị bệnh suy giãn tĩnh mạch nhưng bác sĩ chẩn đoán sai từ đầu.

Chị Hà cho biết, khoảng 3 năm trước chị là công nhân ngành may mặc, phải đứng lên ngồi xuống nhiều nên buổi chiều đi làm về là chân chị bị phù to từ đầu gối trở xuống. Đi khám bác sĩ chẩn đoán bị căng cơ, cho thuốc uống nhưng không bớt. Đi sang bệnh viện khác khám thì bác sĩ chẩn đoán là bị khớp, cũng cho thuốc uống nhưng chỉ thấy mệt hơn. 

Hiện nay chị Hà đã có thể đi xe máy và làm việc bình thường

Một thời gian sau từ phù toàn bộ hai chân thì bắt đầu chuyển sang teo lại, cứng đơ không thể đi lại. Sợ quá chị Hà xuống Bệnh viện Hòa Hảo chụp phim, bác sĩ bảo thoái hóa cột sống, gai chèn ép, cũng lại cho thuốc.

Uống thuốc thời gian chân chị Hà nặng trịch, không nhấc lên được, tê rần bên trong, cảm giác như bị liệt luôn. Chị lại khăn gói nhập viện Quân đoàn 4 Bình Dương. Lúc này bác sĩ cho chị điều trị bằng thuốc Nam và châm cứu. Nằm viện 1 tháng chân chị chỉ bớt nặng chứ tê vẫn còn y nguyên. Nằm viện đúng vào dịp tết nên chị xin về nhà.

Cả năm 2016 chị chỉ uống thuốc Nam, ai chỉ đâu đi cắt nấy, dù chị cố gắng điều trị nhưng bệnh hầu như chả thuyên giảm mà có phần nặng hơn. Chịu không nổi vì quá đau, cuối năm 2016 chị xuống khám ở bệnh viện Chợ Rẫy, siêu âm được chẩn đoán là bị suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ cho thuốc điều trị và thuốc giảm đau. “Lúc này tôi cũng thấy hết đau thật, tôi còn đi làm lại được. Nhưng đầu năm nay tự nhiên hai chân đau nhói lên như điện giật, tê cứng, không bước đi được và tê nhiều hơn, lan lên tay, cổ, đau hết vai, người. Gia đình chuyển tôi xuống khám ở bệnh viện Bình Dân, bác sĩ bảo là bị suy van tĩnh mạch sâu. Bác sĩ cho chụp MRI cổ và lưng, có bị thoái hóa nhưng nhẹ, không đến mức mà bị chèn ép đau như vậy. Bác sĩ lại cho uống thuốc giống như của bệnh viện Chợ Rẫy kê.

Nhưng uống thuốc càng thấy nặng hơn, đau nhức hơn, bị cả hai chân, tôi mua cả vớ để đi nhưng chỉ được nhẹ hơn một tý. Thấy không ổn tôi quay lại bệnh viện Chợ Rẫy thì lần này bác sĩ phán thoái hóa cột sống. Tôi rất  rối trí, bệnh càng lúc càng nặng, đi không được, cứ lết như người bị liệt, ngồi xuống là không đứng dậy được, muốn bước là phải có người dìu. Vậy mà các bác sĩ cứ phán hết bệnh này đến bệnh khác, uống thuốc đến loét cả bao tử” – Chị Hà chia sẻ.

Điều trị bằng phương pháp Đông y là tối ưu?

Đầu tháng 4/2017, trong lúc không biết phải làm sao với căn bệnh tưởng chừng như vô phương cứu chữa của mình, chị Hà biết đến Phòng khám YHCT Phước An Đường của lương y Phạm Ngọc Khánh – nơi mà theo nhiều người truyền miệng là khắc tinh của bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Theo lương y Khánh, bệnh của chị Hà càng ngày càng nặng và cơ thể gầy mòn, yếu đi là do chẩn đoán và hướng điều trị sai từ lúc đầu, sau đó chẩn đoán đúng nhưng hướng điều trị không phù hợp với thể trạng. “Bệnh nhân này uống thuốc càng ngày càng nặng, nếu cứ tình trạng đẩy thuốc Tây vào là cỡ khoảng 1 tháng nữa là nằm một chỗ luôn. Trường hợp như chị Hà tôi đã cho điều trị tích cực bằng châm cứu và uống thuốc Đông y” – Lương y Khánh cho biết.

Sau điều trị bằng phương pháp Đông y được 10 ngày, có vẻ như đã phù hợp với thể trạng và đúng hướng, nên bệnh của chị Hà bớt rất nhiều. “Khi mới châm cứu tôi không thấy đau tý nào, mất hết cảm giác, cơ chân giật rất mạnh nhưng người chẳng có cảm giác gì. Đến ngày thứ 2 châm cứu thấy có cảm giác đau. Sau 10 ngày điều trị chân giảm nhức, hết tê, khi xuống điều trị chồng phải chở đi và dìu vào, sau 1 tuần thì tôi tự đi được bằng xe máy, đỡ được khoảng 50% rồi. Nếu biết sớm phòng khám của lương y Khánh điều trị tốt thế này tôi đã không phải “cầu cứu” khắp nơi” – Chị Hà vui mừng cho hay.

Lương y Khánh cho biết, tổng thể thì bệnh của chị Hà tiến triển rất tốt, điều trị tích cực thì độ khoảng 3 tháng là khỏi. Nhưng sau đó chị Hà phải uống thuốc và châm cứu một thời gian nữa để đề phòng tái phát.

Cách xác định suy giãn tĩnh mạch?

Theo lương y Khánh cách xác định có phải suy giãn tĩnh mạch hay không tốt nhất phải siêu âm, còn bằng mắt thường thì phải người chuyên nghiên cứu sâu mới phát hiện ra.  

Suy giãn tĩnh mạch sâu sẽ dẫn tới sắc tố da bị biến đổi, dần dần gây lở loét, hoại tử

Được biết, ở phòng khám của lương y Khánh có khá nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán sai bệnh như: xương khớp, phong tê thấp, tiểu đường…

“Những triệu chứng mà không khai thác kỹ, không phải những người chuyên sâu dễ bị nhầm lẫn. Suy giãn tĩnh mạch có những triệu chứng đặc trưng, những người bị bệnh này sẽ có cảm giác đau khác nhau. Suy giãn tĩnh mạch sâu thì tĩnh mạch sẽ không nổi mà chìm bên trong. Suy giãn tĩnh mạch sâu sẽ làm cho vết thương tụ huyết khối, máu ứ đọng, lâu ngày làm cho sắc tố da bị biến đổi, dần dần gây lở loét. Còn bị suy giãn tĩnh mạch nông thì tĩnh mạch nổi vằn vèo trên da, mất thẩm mỹ chứ không nguy hiểm bằng suy giãn tĩnh mạch sâu. 

Suy giãn tĩnh mạch chủ yếu có các triệu chứng như: nhức mỏi, nặng chân, phù chân, hay bị chuột rút về ban đêm… còn nặng dẫn đến loét chân không lành, chảy máu, hoại tử các ngón chân.

Để được tư vấn điều trị có thể liên lạc: 
Phòng khám YHCT Phước An Đường
ĐT: 0903982619, Đ/C: 799 Phạm Văn Bạch, P.12, Q.Gò Vấp, TP.HCM, Website: www.yhocphuocanduong.com

ĐÔNG HƯỜNG

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Đang cập nhật dữ liệu !