Lạ lùng quán cơm: Khách ăn xong phải tự đi rửa bát

Dù mới mở chưa đầy hai tháng nhưng Quán cơm xã hội ở số nhà 72A Đào Tấn TP Huế đã trở thành một địa chỉ vô cùng quen thuộc của rất nhiều sinh viên, học sinh ở Huế.
Những suất cơm ngon miệng chỉ với giá 5.000 đồng thực sự là niềm vui lớn đối với không ít sinh viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Hãy chia sẻ với Infonet.vn những điều đẹp đẽ, những tấm gương bình thường mà cao quý bạn vô tình hay thường xuyên bắt gặp đâu đó thường ngày, những câu chuyện cảm động để cùng chúng tôi tiếp tục "bền bỉ đánh thức chuyện tử tế" trong mỗi giây cuộc sống.

Câu chuyện được chọn đăng sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định của TS.

Bài vở xin gửi về: toasoan@infonet.vn



Quán cơm xã hội nằm ở hiên một ngôi nhà khá đẹp với cây cối xanh mát bao quanh. Quán không rộng nhưng được bài trí khang trang và thoáng mát. 9h30’ sáng, tất cả bàn ghế trong quán đã được lau chùi, các món ăn cũng được hoàn tất để chờ đón thực khách. Đến 10h30’, sinh viên, học sinh đã tấp nập vào quán. Trong nhà bếp, các chị đầu bếp và các bạn sinh viên tình nguyện của Câu lạc bộ Thanh niên tuyên truyền và Đội Thanh niên tình nguyện Trường cao đẳng Công nghiệp Huế tất bật múc cơm và đồ ăn cho khách. Thật không khó để cảm nhận một không khí thật rộn ràng nơi đây! Luôn tay đưa phiếu ăn cho khách, Nguyễn Khắc Tài, một sinh viên tình nguyện phục vụ của quán hào hứng: “Tụi em không giúp đỡ được gì về tiền bạc thì tham gia phục vụ và phụ thêm ở nhà bếp của quán cơm này. Được làm việc thiện nguyện như vậy tụi em cảm thấy rất vui!”.
Lạ lùng quán cơm: Khách ăn xong phải tự đi rửa bát - ảnh 1

Quán cơm xã hội số nhà 72A Đào Tấn đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của nhiều sinh viên, học sinh Huế


“Mừng lắm!”

Chị Lê Thị Ẩn, quản lý quán cơm cho biết: “Từ ngày đầu mới khai trương, khách đã đến đông rồi. Mấy ngày đầu, sợ mấy em chưa biết nên quán chỉ nấu độ chừng 150 suất nhưng chỉ vài ngày sau khách đến đông hơn. Có ngày nhiều em đi học về trễ đến quán thì đã hết cơm, thấy tội lắm nhưng mình chỉ phục vụ được 200 suất ăn trưa trong các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần thôi. Anh chị chủ nhà ở đây cũng rất tốt bụng, nhiều khi thấy cơm ngoài ni hết là đem cơm trong nhà ra cho sinh viên ăn rồi nấu cơm khác”.
Lạ lùng quán cơm: Khách ăn xong phải tự đi rửa bát - ảnh 2

Khu nhà ăn của quán được bao bọc bởi cây cối xanh mát


Lê Thị Mỹ Đông, sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm, quê ở Quảng Trị nói: “Từ khi có quán cơm này những sinh viên nghèo như tụi em mừng lắm vì đỡ lo nấu ăn, có thêm thời gian nghỉ ngơi và đặc biệt là tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ. Ba mẹ em làm nông, mỗi tháng cố gắng lắm mới gửi cho em 1 triệu đồng, phải tằn tiện không thì chi tiêu không đủ chị ạ”. Phan Duy Tình, sinh viên Trường đại học Khoa học, quê ở Phong Điền thật thà: “Ăn cơm ở đây rất ngon, giá 5.000 thì cũng như vừa bán vừa cho. Quán cơm đã trở thành một địa điểm thiện nguyện với tụi em. Mỗi tháng ăn cơm ở đây em tiết kiệm được khoảng 400.000 đồng để mua sắm thêm sách vở, dụng cụ học tập”.
Lạ lùng quán cơm: Khách ăn xong phải tự đi rửa bát - ảnh 3

Sinh viên tình nguyện Trường CĐ Công nghiệp Huế tất bật múc cơm và đồ ăn trong nhà bếp


Quán cơm xã hội được tổ chức rất bài bản: sinh viên đến quán đưa thẻ sinh viên và 5.000 đồng để mua phiếu ăn, sau đó đưa phiếu ăn đến nhà bếp ngay gần đó để tự lấy suất cơm của mình. Ăn xong, các sinh viên này sẽ đem khay đến những bồn nước sạch gần đó để rửa sạch rồi úp gọn gàng vào những rổ nhựa để bên cạnh. “Các em đều rất vui vẻ và làm việc này một cách thoải mái. Điều này tập cho các em có ý thức và cùng chung tay với chúng tôi. Sau này, nếu các em thành đạt sẽ tiếp tục thực hiện những việc có ích cho xã hội và giúp đỡ những người nghèo”, chị Ẩn nói.
Lạ lùng quán cơm: Khách ăn xong phải tự đi rửa bát - ảnh 4

“Thực khách” của quán tự rửa khay và chén của mình sau khi ăn


Hôm tôi đến, chị Ẩn nhất định mời tôi ăn thử cơm xã hội cho biết. Một suất cơm 5.000 đồng mà có hẳn một quả trứng luộc, một món chả kho, một món xào, một chén canh rau với thịt và rất nhiều cơm được bày biện trên khay inox sạch sẽ. No và ngon, đó là cảm giác không chỉ của tôi mà rất nhiều sinh viên được hỏi hôm đó. Chị Ẩn cho hay, thực đơn của quán được tính toán và thay đổi hàng ngày. Để có được những bữa cơm giá rẻ, ngon và đảm bảo vệ sinh, chị Ẩn phải đi chợ từ sáng sớm để mua nguồn thực phẩm vừa an toàn vừa rẻ.

Trả ơn cho đời...
Quán cơm xã hội 5.000đ hỗ trợ sinh viên, học sinh Huế do Tập đoàn Trangs Group và nhóm các nhà hảo tâm trên địa bàn thành phố Huế hỗ trợ. Quán cơm xã hội nhằm góp phần giúp các em sinh viên, học sinh bớt đi một phần khó khăn trong cuộc sống, có được những bữa ăn ngon, hợp vệ sinh, có thêm động lực trong học tập, rèn luyện để đạt được ước mơ và thành công trong tương lai. Đây là hoạt động thiện nguyện đầu tiên do Tập đoàn Trangs Group hỗ trợ tại Huế.

Thật tình cờ hôm tôi đến quán cơm xã hội lại được gặp ông Hồ Văn Trung, Chủ tịch Tập đoàn Trangs Group, nhà tài trợ chính của quán cơm xã hội. Chia sẻ về ý tưởng mở quán, ông Trung bảo: “Cuộc đời tôi gian truân, khó tưởng tượng được. Có lẽ tôi là người nghèo nhất Việt Nam, tôi đã từng có lúc đói ngất xỉu ở Sài Gòn. Hồi trước giải phóng ở Huế cũng có một quán cơm xã hội tại địa điểm siêu thị Co.opmart Huế bây giờ. Tôi thường đến đó ăn mỗi lần đi học. Ân tình xã hội đó giờ tôi muốn trả lại ơn đời. Với việc mở quán cơm này, tôi mong muốn bạn trẻ đừng bi quan, đừng bao giờ nản chí và phải cố gắng không ngừng!”

Có thể bạn quan tâm:Nhảy xuống sông tự tử vì sợ vợ đuổi đánh



Chị Ẩn bảo: “Anh Trung ít khi về Việt Nam nhưng khi về là anh liền đến đây và coi quán cơm này như nhà của mình vì đây chính là tâm huyết của anh”. Mỗi tháng, ông Trung hỗ trợ 50 triệu đồng để chi tiêu cho tiền ăn, chưa kể tiền thuê mặt bằng, cơ sở vật chất của quán cơm. Về nước lần này, ông đang tính toán sẽ hỗ trợ để mở rộng quy mô của quán cơm và hỗ trợ thêm tiền để tăng suất ăn. Tự mình mua phiếu và ngồi ăn cơm xã hội như mọi sinh viên đến quán, thấy nhiều sinh viên đến mà cơm đã hết, ông Trung trăn trở: “Phải mở rộng quán ra nữa và tăng thêm suất ăn chứ nhiều em đến lại phải về thì tội quá. Bên nước ngoài, có rất nhiều kiều bào mong muốn đóng góp cho quê nhà, chỉ cần tiền đến được đúng đối tượng. Nếu biết có quán cơm này họ nhất định sẽ tài trợ, tôi sẽ vận động thêm”. Bên cạnh quán cơm xã hội này, ông Trung còn ước mơ sẽ mở một trung tâm nuôi dưỡng trẻ em nghèo trong thời gian tới. Hiện tại ông đang đang nuôi bảy em học sinh nghèo hiếu học tại Huế.

Chị Đặng Thị Thanh Nhã, thành viên Ban điều hành quán cơm xã hội cho biết: “Tôi tham gia quán cơm vì mong muốn đóng góp cái gì đó cho xã hội. Chúng tôi dự định sẽ thành lập Quỹ từ thiện Trang Foundation để kêu gọi thêm sự tài trợ của nhiều nhà hảo tâm. Hy vọng trong tương lai sẽ có thêm nhiều quán cơm xã hội để giúp đỡ nhiều đối tượng khác... Quỹ sẽ có những hoạt động cứu trợ thiên tai, giúp đỡ cho những em nghèo có điều kiện học tập,...”

Theo Ngọc Hà/Báo Thừa Thiên Huế

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !