“Kỳ nhân” miền biển

Tai nạn bom mìn thuở nhỏ đã cướp đi bàn tay của anh Trần Ngọc Sơn (sinh năm 1976, thôn 6, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang).

Lớn lên, tuy một tay nhưng anh vẫn cần mẫn bám biển, xây dựng gia đình và trở thành một trong những "kỳ nhân" của vùng biển nơi đây.

“Kỳ nhân” miền biển - ảnh 1

Dù bị khiếm khuyết, anh Sơn vẫn bám biển mưu sinh


Một tay bám biển

“Dù bị khiếm khuyết thân thể nhưng anh Trần Ngọc Sơn là một trong những hội viên của Hội Nghề cá xã Vinh Thanh năng nổ, chịu khó làm ăn. Ngoài tích cực tham gia cứu người tên biển, anh còn là thành viên thường xuyên tham gia hiếm máu nhân đạo (8 lần); tình nguyện tuần tra cùng lực lượng chức năng để xua đuổi tàu giã cào và tham gia những hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ địa phương”, anh Trần Văn Sang, cán bộ phụ trách nông- lân- ngư xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang.

Đến nhà đã quá giờ trưa, cũng là lúc anh vừa ở biển trở về với trên vai lỉnh kỉnh ngư lưới cụ. Ngồi trò chuyện, mới biết trong ký ức “tuổi thơ dữ dội” ấy, để vượt qua nó cũng không dễ dàng gì.

Đúng chất con trai miền biển, ngồi đánh trần trùng trục anh kể, năm 1987, lúc 11 tuổi, trong một lần vô tình gặp kíp nổ sau chiến tranh sót lại đã cướp đi bàn tay. Hồi đó cuộc sống khó khăn.

Năm 1991, anh bắt đầu những chuyến ra biển đầu tiên. Vốn con nhà ngư nghiệp thứ thiệt, nhưng mang khiếm khuyết trên người, nghề biển với anh không dễ dàng gì. Những ngày đầu ra khơi kéo lưới, anh phải rèn luyện gian khổ để quen dần với nghề.

Anh tâm sự: Ngày đầu kéo lưới chưa quen, cả cánh tay tứa máu. Một tay tui nắm lưới, tay kia dùng khuỷu để giữ, lâu dần da ở khuỷu cứ chai lên như lòng bàn chân. Những lúc không chịu nổi đau rát, bởi tấm lưới dài 1.000m lận, tui dùng áo quấn dày lên khuỷu tay mới kéo lưới được. Hồi đó cũng chưa có thuyền máy, những ngày ra biển phải học chèo. Sau này, đi biển thuần thục cũng nhờ những tháng ngày khổ luyện đó...

Năm 1998, anh lấy vợ và về định cư tại thôn 6, xã Vinh Thanh. Năm 2008, tích cóp được ít đồng vốn, anh cùng 7 bạn thuyền hùn tiền sắm tàu lớn 250CV để vươn khơi đánh bắt xa bờ.

Hai mươi mấy năm cưỡi sóng biển khơi, với anh là cả ngồn ngộn những ký ức về sinh nghề tử nghiệp. Năm 2009, trong một lần ra khơi đánh bắt cách bờ chừng 8 hải lý, vừa ra cửa đã gặp sóng to, đánh lật thuyền. Anh cùng 4 bạn thuyền may mắn thoát chết. “Tui cứ bơi lúc nào đuối quá thì nằm ngửa. Lúc gặp sóng to thì lặn xuống để tránh sóng đập. Suốt mấy giờ đồng hồ lênh đênh mới vô được tới bờ. Bận đó, cả thuyền và ngư lưới cụ trôi dạt lên xã Vinh Xuân, đều hư hỏng cả”, anh Sơn nhớ lại.

Tháng 6 năm 2014, khi vừa ra khơi thì lưới anh bị tàu giả cào cuốn sạch. Anh áp sát thuyền, nhảy lên tàu của mấy ngư dân giã cào để xin lại lưới, liền bị chúng dùng dao tấn công. Sau lần đó, “ức” quá, anh tình nguyện cùng lực lượng công an, chi hội nghề cá trong thôn thường xuyên đi tuần tra, giúp đỡ những ngư dân bị tàu giã cào cuốn, trộm lưới. “Nghề biển gian nan, hiểm nguy thế sao anh không chọn nghề khác?, tôi hỏi. Anh cười hiền, bảo: “Đó là nghề gia truyền, nhờ biển mà tui có căn nhà ni, nuôi con ăn học, có ghe thuyền đầy đủ để bám biển dài ngày. Với người mất tay như tui, như thế là hạnh phúc lắm rồi”. Vợ anh, chị Đỗ Thị Thanh Loan, tiếp lời: “Cực thì cực thiệt, mà có thu nhập đều là được. Có vụ trong một đêm, nhà tui trúng gần chục triệu tiền mực. Đi biển khi được khi mất rứa mà vui.”

Cơ duyên cứu người

Không chỉ với “kỳ tích” một tay bám biển, với anh Sơn, cứu người, đưa thi thể những người xấu số vào an táng, lập bia mộ cũng là một cái “duyên” với nghề. Anh kể, gần đây nhất, năm 2014, trong lúc ngồi quán nước gần bờ, nghe có thuyền nhỏ của ngư dân bị chìm, anh liền lấy điện thoại báo cho Hội Nghề cá, chính quyền địa phương rồi “xách” gọ chạy ngay ra. Cách bờ chỉ vài hải lý, thuyền bị nạn của anh Đỗ Thanh Sơn, ngụ ở xã Vinh Thanh. Do máy yếu nên gặp sóng to, đánh chìm. “Bận đó, rất may, mình ra vừa kịp vớt người, vừa “cứu” được ngư lưới cụ cùng thuyền vào bờ. Tàu anh Sơn chỉ sửa lại mấy triệu đồng”, anh nhớ lại. Hỏi về “nghiệp” cứu người, anh bộc bạch: “Đi biển, nhiều nơi họ kiêng cữ dữ lắm, tui thì không. Thà không biết, chứ biết mà không cứu mới mang tội”. Mấy chục năm đi biển, anh đã cứu hàng chục vụ chìm thuyền như thế.

Rồi có lần nghe báo gần bờ có thi thể người chết trôi dạt. Không ngần ngại, bỏ tay lưới đang đan dở, anh lao ra biển tìm người. Đến nơi, anh cởi áo bịt kín mặt mũi, một tay kéo thi thể người xấu số vào bờ. Vào tới nơi nhiều người không chịu nổi mùi xú uế, hoảng sợ bỏ chạy tán loạn. Thế là anh một mình lặng lẽ mang người xấu số lên bờ, gọi điện cơ quan chức năng đến xử lý.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất là vào năm 2008, có một thi thể người đàn ông do thuyền ông Hồ Sữu, ngụ xã Vinh Thanh vớt vào gần sát bờ. Nhiều người dị nghị, lo ngại, anh cũng xông ra biển để cứu vớt. Một hồi hì hục đưa vào bờ, nhìn quanh thì… mọi người vãn cả, chỉ còn anh với mấy bạn thuyền. Một chút ngậm ngùi, anh nhớ lại: “Đợt đó thi thể người đàn ông không có ai đến nhận, tui cùng mấy bạn thuyền quyên góp lo tổ chức mai táng và chôn cất gần cồn cát trên đường ra biển để lo hương khói”.

Không chỉ chôn cất thi thể, trong mấy chục năm đi biển, nhiều lần nhặt được các phần thi hài của những người xấu số trôi dạt lâu ngày trên biển, anh cũng mang vào bờ mai táng, lập mộ phần. Đến nay, đã có 8 ngôi mộ vô danh như thế được anh lập nên nơi cồn cát. Cứ đến ngày rằm hay mỗi chuyến ra biển về, anh đều lặng lẽ lo hương khói. “Tui còn may mắn hơn họ dù tay chân không lành lặn. Chỉ mong những ngôi mộ vô danh kia sẽ có người thân tới nhận...”, anh Sơn bộc bạch.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN/Báo Thừa Thiên Huế

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Đang cập nhật dữ liệu !