Kinh tế Mỹ ra sao hậu bầu cử?
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Dân chủ Hilary Clinton và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump |
Theo Ria Novosti, ông đưa ra các kết quả có thể có trong cuộc bầu cử tại Mỹ sau chưa đầy một tuần nữa và tác động của chúng đối với nền kinh tế.
"Sự khác biệt chính trong những tác động đến kinh tế từ kết quả cuộc bầu cử ủng hộ Hillary Clinton hay Donald Trump đó là chương trình kinh tế của họ, cũng như khả năng thực hiện chúng dưới sự kiểm soát của Hạ viện bao gồm các đảng viên Cộng hòa", ông Truglia cho biết.
Bà Hillary và sự ổn định
Theo chuyên gia phân tích, chiến thắng của Hillary Clinton sẽ dẫn đến một tình huống mà chức vụ Tổng thống và sự kiểm soát Hạ viện sẽ được phân chia cho các đảng phái khác nhau.
"Khi đó, không lẽ các đảng viên Cộng hòa mất quyền kiểm soát Hạ viện và, có thể, tình hình sẽ lặp lại như bốn năm đầu trong nhiệm kỳ Tổng thống của Barack Obama, khi Tổng thống thuộc đảng Dân chủ không phải lúc nào cũng dễ dàng thỏa thuận được với nghị viện với đa số thành viên của đảng Cộng hòa", ông giải thích.
Theo ông Truglia, phương án này gây khó khăn trong việc sửa đổi chính sách kinh tế của Mỹ và có lẽ những nguyên tắc chính hiện nay sẽ được duy trì. Điều này có nghĩa rằng, sắp tới lãi suất sẽ không tăng mạnh.
"Thật kỳ lạ, những bất đồng giữa các đảng phái tại Mỹ sẽ xác định tình hình tài chính ổn định hơn trên thị trường quốc tế. Có khả năng, bà Clinton sẽ tiếp tục chính sách của Barack Obama trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt chống Nga", ông Truglia nói.
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Dân chủ Hilary Clinton và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump |
Ông Trump và chính sách táo bạo
Chiến thắng của ông Trump có lẽ sẽ gắn liền với việc duy trì đa số đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội, vì vậy trong chương trình kinh tế, ông có nhiều cơ hội để giành chiến thắng hơn, ông Truglia cho biết.
"Chương trình của ông Trump liên quan đến sự gia tăng chi tiêu chính phủ vào cơ sở hạ tầng. Mặc dù để thực hiện chương trình này, đang vấp phải những trở ngại dưới hình thức mâu thuẫn giữa các đảng phái, có một số nghi ngờ về tính khả thi của chương trình này".
Nền kinh tế Mỹ đã gần đạt đến mức đủ việc làm, năng suất sử dụng cao và sự kích thích tài chính trong điều kiện như vậy là khó khăn. "Tuy nhiên, có lẽ, ở đây người ta nên mong đợi vào một chính sách táo bạo hơn với lãi suất tăng cao, để có thể tác động làm giảm giá nhiên liệu", ông Truglia nói.
"Kịch bản xấu nhất đối với thị trường nhiên liệu có thể là các phương án kết quả trong cuộc chạy đua vào vị trí Tổng thống kéo theo cuộc khủng hoảng về hiến pháp hoặc tiếp tục vụ điều tra liên quan đến Hillary Clinton, sau khi bà giành chiến thắng", ông Truglia kết luận.