Kinh tế giảm sút, Trung Quốc chuyến tập trung sang quân sự

Khi tăng trưởng kinh tế không còn giữ được tốc độ “thần kỳ” như trước đây, chính quyền Trung Quốc tìm kiếm sự ủng hộ của nhân dân bằng con đường khơi dậy tinh thần dân tộc. Kết quả là Trung Quốc đang tăng cường đầu tư cho quân đội và đẩy nguy cơ xung đột quân sự trong khu vực ngày càng gia tăng.

Thái độ hiếu chiến ngày càng tăng của chính quyền Trung Quốc đối với Nhật Bản bắt nguồn từ cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một quần đảo không người ở trên biển Hoa Đông với vùng biển xung quanh giàu tiềm năng về dầu khí. Cuộc tranh chấp này đem đến một bài học quan trọng cho các nhà đầu tư về vấn đề rủi ro chính trị: Rủi ro có thể xuất hiện ở những nơi mà bạn không ngờ đến nhất.

Kinh tế giảm sút, Trung Quốc chuyến tập trung sang quân sự - ảnh 1
Khi nền kinh tế Trung Quốc không còn giữ được tốc độ phát triển “thần kỳ” thì nước này chuyển hướng tập trung vào quân sự.

Vậy tại sao các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị của Trung Quốc lại bất ngờ thể hiện quan điểm hiếu chiến hơn về cuộc tranh chấp đã khép lại được 50 năm rồi?

Theo tạp chí Forbes, để trả lời câu hỏi đó, cần phải xét tới sự thỏa hiệp giữa chính quyền Trung Quốc và người dân nước này từ sau sự kiện quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Do không thực thi các cải cách dân chủ, chính quyền Trung Quốc chọn cơ sở cho quyền lãnh đạo của mình là 2 trụ cột chính: tăng trưởng kinh tế với điều kiện sống tăng lên và tinh thần dân tộc nhằm đưa vị thế của Trung Quốc trở thành một “người chơi chính" trong nền kinh tế toàn cầu.

Những năm sau sự kiện Thiên An Môn, Trung Quốc bước vào một giai đoạn phát triển kinh tế vượt bậc, giúp nâng cao vị thế của nước này trên trường quốc tế và tô đẹp hình ảnh của chính quyền trong mắt người dân. Tuy nhiên, mối quan hệ chính quyền và nhân dân vẫn khá chênh vênh do Bắc Kinh hứa sẽ mở rộng nền kinh tế vô thời hạn. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc lại càng trở nên trầm trọng hơn do tình trạng thiếu hụt nguồn năng lượng trong nước và sự thiếu hụt này có thể sẽ ngăn cản – nếu không nói là chặn đứng – nỗ lực của nước này nhằm đạt được mục tiêu lâu dài của mình.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm sút diễn ra cùng lúc với quan điểm ngày càng cứng rắn của nước này đối với Nhật Bản về quần đảo Senkaku và đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là kết quả của tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay của Trung Quốc.

Khi không thể dựa vào tăng trưởng kinh tế để bảo vệ quyền lãnh đạo của mình, chính quyền Trung Quốc đã chọn con đường khơi dậy ngọn lửa của tinh thần yêu nước. Một con đường để thu hút sự ủng hộ của người dân là tăng cường đối đầu với những kẻ thù chính trị cũ, một trong số đó là Nhật Bản. Trong trường hợp nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục yếu đi thì không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc đẩy cao giọng điệu dân tộc chủ nghĩa và điều đó có thể dẫn đến hành động quân sự hiếu chiến với các nước láng giềng châu Á về tranh chấp chủ quyền.

Nếu điều đó xảy ra thì có một số lĩnh vực và các nhà đầu tư Mỹ nên nhìn nhận cuộc đối đầu này như một cơ hội cho công việc làm ăn của mình. Hiện Trung Quốc đang tiến hành chiến dịch tẩy chay các công ty và sản phẩm của Nhật Bản và các công ty của Trung Quốc có thể có lợi từ chiến dịch tẩy chay này. Các tập đoàn của Mỹ như General Electric, Deere và Caterpillar hiện đều đã làm ăn ở Trung Quốc sẽ tranh thủ tận dụng cơ hội do các đối thủ Nhật Bản như Toyota, Panasonic, Sharp, Mitsubishi Heavy, Sumitomo bị tẩy chay.

Các công ty quốc phòng Mỹ cũng có thể thu lợi. Trong một môi trường an ninh ngày càng căng thẳng do một Trung Quốc ngày càng giàu có và vũ trang hiện đại hơn thì các quốc gia châu Á Thái Bình Dương có lẽ sẽ chi tiêu nhiều hơn cho các vũ khí khí tài tân tiến nhằm đề phòng cho một cuộc xung đột quân sự. Tình hình đó sẽ là cơ hội tốt cho các công ty quốc phòng ở Mỹ trong bối cảnh Lầu Năm Góc cắt giảm mạnh chi tiêu quân sự cho năm 2013.

Rõ ràng là Trung Quốc và nhiều quốc gia láng giềng châu Á đang trải qua thời kì căng thẳng chưa từng có trong lịch sử khu vực này và với các động lực để tiếp tục con đường đó chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến ngoại giao chính trị.

Thực tế, có lập luận cho rằng sự lệ thuộc sâu sắc lẫn nhau về kinh tế và sự thịnh vượng được chia sẻ giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng (bao gồm cả Nhật Bản) sẽ giúp loại bỏ khả năng xảy ra xung đột quân sự trong khu vực. Nếu một cuộc xung đột quân sự xảy ra thì tất cả các bên liên quan sẽ chịu thiệt hại.   

Lập luận này cũng giống lập luận của nhà văn Anh Norman Angell về sự lệ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa các nước mà ông đề cập đến trong tác phẩm Sự ảo tưởng vĩ đại. Nhưng chỉ 5 năm sau khi tác phẩm của ông ra đời, Chiến tranh thế giới lần thứ I nổ ra.

Các nhà đầu tư nên theo dõi sát sao các nguy cơ về chính trị ở châu Á. Mặc dù vào thời điểm này một cuộc xung đột quân sự khó có khả năng xảy ra nhưng phải luôn ghi nhớ những rủi ro đó nằm ở đâu. Nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm thì nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột chắc chắn sẽ gia tăng.

TÙNG LÂM

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !