Kịch về tiêu cực giáo dục đến với học sinh

Vở kịch Mùa hạ cuối cùng (cố kịch tác gia nổi tiếng Lưu Quang Vũ) do Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng sẽ diễn 100 buổi miễn phí cho học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
Với mong muốn đưa nghệ thuật góp sức vào sự nghiệp giáo dục thẩm mỹ và định hướng các giá trị Chân- Thiện- Mỹ cho đối tượng khán giả trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ tổ chức 100 buổi diễn miễn phí vở kịch Mùa hạ cuối cùng phục vụ cho các trường trung học phổ thông và cao đẳng, đại học trên địa bàn Thủ đô.
Kịch về tiêu cực giáo dục đến với học sinh - ảnh 1

Vở kịch giáo dục con người bằng niềm tin, tác phẩm là tiếng nói của những học sinh với khao khát đầu đời, mong muốn được trở thành những người có ích cho xã hội. Mùa hạ cuối cùng xoay quanh câu chuyện về Châu, một học sinh giỏi, thông minh và thẳng thắn. Trong kì thi tốt nghiệp cuối năm lớp 12, Châu phát hiện ra mình đã biết trước đề thi, em phản ánh với thầy giáo và mong đề thi cần phải đuợc thay đổi. 

Tuy nhiên, để đảm bảo cho danh dự của nhà trường, Ban Giám hiệu đã gạt bỏ đề nghị của Châu. Em thất vọng, đánh mất niềm tin và bỏ đi… Cuối cùng, Thời – một học sinh được Châu kèm học đã thú nhận mẹ cậu mua đề thi nhằm giúp con mình vượt qua kì thi tốt nghiệp. Mọi chuyện được giải quyết sáng tỏ, công bằng. Vở diễn khép lại với thông điệp “Lẽ phải, nhân cách và lòng trung thực phải là những giá trị tuyệt đối”.

Tác phẩm ra đời cách đây hơn 30 năm nhưng đề tài về sự giáo dục của thế hệ trẻ vẫn luôn nhức nhối. Nói như đạo diễn Chí Trung: “Vở kịch nói về gian dối trong thi cử, đó là cái cớ, cái chính là thế hệ trẻ mất niềm tin vào thầy cô, những người kĩ sư tâm hồn”.

Mùa hạ cuối cùng thể hiện cách nhìn cuộc sống của tác giả luôn trăn trở với những phần thiếu hụt trong xã hội kể từ ngày ấy. Giáo dục của đất nước ta cho đến hôm nay vẫn còn phải đặt nhiều dấu hỏi, lớp trẻ sẽ nhìn nhận thế nào khi vẫn còn rất nhiều những tư tưởng không quyết liệt, thậm chí là thờ ơ với tài năng của những lớp trẻ.
Kịch về tiêu cực giáo dục đến với học sinh - ảnh 2

Vở kịch từng được đạo diễn NSND Phạm Thị Thành dàn dựng khá nổi tiếng khi trực diện phản ánh những vấn đề còn tồn tại trong công tác giáo dục, đào tạo lớp trẻ ở nhà trường. Khi ấy góp mặt trong Mùa hạ cuối cùng là lứa diễn viên đầu tiên của Nhà hát Tuổi trẻ như: Lê Khanh, Chí Trung, Đức Hải, Minh Hằng, Ngọc Huyền...

Hơn 30 năm sau, Mùa hạ cuối cùng lại đến với khán giả Thủ đô trong Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ, vẫn vẹn nguyên giá trị khi mà những tiêu cực trong giáo dục vẫn tồn tại cho tới tận ngày hôm nay. Cũng tại Liên hoan này, Nhà hát Tuổi trẻ đã rinh về 5 Huy chương vàng, 9 Huy chương bạc cho 3 vở diễn: Lời thề thứ 9, Hồn Trương Ba, da hàng thịtMùa hạ cuối cùng.

Trong đó, Mùa hạ cuối cùng gặt hái cơn mưa giải thưởng: Giải “Đạo diễn xuất sắc” cho NSƯT Chí Trung và 02 giải vàng (NSƯT Đức Khuê, Tùng Linh), 02 giải bạc (Thanh Tú, Thu Quỳnh) cho  các diễn viên xuất sắc trong “ Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ”.

Cùng với việc liên kết thành lập các câu lạc bộ “Sân khấu trẻ” cho sinh viên tại 10 trường đại học thí điểm trên địa bàn Hà Nội, dự án biểu diễn 100 buổi miễn phí vở kịch “Mùa hạ cuối cùng” sẽ là một hoạt động ý nghĩ mang tính cộng đồng sâu sắc, góp phần giúp các học sinh, sinh viên có cơ hội tiếp cận gần gũi hơn với nghệ thuật nói chung và sân khấu kịch nói riêng. Qua đó mang đến cho các em một hoạt động ngoại khóa bổ ích, giàu giá trị nhân văn, mở ra tiền đề cho những dự án xã hội thiết thực phục vụ cộng đồng, vì sự phát triển của thế hệ trẻ Việt Nam.

T.Huyền

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !