Khủng long không răng 'quý hiếm' được phát hiện ở Brazil
Loài khủng long mới có đặt tên Berthasaura leopoldinae gây bất ngờ vì không có răng.
Khủng long không răng 'quý hiếm' được phát hiện ở Brazil |
Khủng long nổi tiếng là loài động vật ăn thịt tàn bạo, là một trong những loài sinh vật to lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất. Chúng thống trị các loài trong suốt thời gian dài.
Với cái miệng cứng chắc chắn, dài, hàm răng chắc khoẻ là vũ khí săn mồi hiệu quả của chúng.
Tuy nhiên, gần đây, các nhà khoa học phát hiện bằng chứng về một loài khủng long mới mà trong miệng không hề có những chiếc răng ghê sợ như đồng loại của chúng.
Nhóm các nhà khoa học cho biết dấu tích về một loài khủng long hai chân, không có răng, sống cách đây khoảng 70 triệu năm tại Brazil.
Bộ xương hóa thạch được tìm thấy dọc theo một con đường nông thôn ở bang Parana, miền Nam Brazil. Phân tích cho thấy đây là một loài hoàn toàn mới sống cách đây từ 70 triệu đến 80 triệu năm.
Loài khủng long mới nhỏ, dài khoảng một mét và cao 80 cm, được đặt tên là Berthasaura leopoldinae, đặc biệt là chiếc miệng dài giống như mỏ và không hề có răng.
Tên của loài khủng long mới đặt tên theo Bertha Lutz, một nhà khoa học, chính trị gia nổi tiếng của Brazil đã qua đời vào năm 1976 và Maria Leopoldina, nữ hoàng của Brazil thế kỷ 19.
Nhà cổ sinh vật học trong nhóm nghiên cứu cho biết: "Đó là một phát hiện rất hiếm, gây bất ngờ lớn. Dấu tích thu được là một trong những cá thể khủng long hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy ở kỷ phấn trắng tại Brazil".
Geovane Alves Souza, một trong những tác giả của nghiên cứu chia sẻ rằng phần không có răng làm dấy lên nghi ngờ về chế độ ăn uống của loài vật này. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc nó hoàn toàn không ăn thịt. Một số loài chim như chim ưng, chim ó vẫn ăn thịt bằng mỏ.
Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết nghi vấn rằng nó là loài động vật ăn tạp sống trong một môi trường khắc nghiệt, nó phải ăn bất cứ thứ gì.
Bí ẩn về những cái chết cách đây 5.000 năm liên quan đến nhiễm độc thủy ngân
Các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng đầu tiên về việc nhiễm độc thủy ngân trong xương người 5.000 năm tuổi ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha gây ra chết chóc kinh hoàng.
Hoàng Dung (lược dịch)