Khủng hoảng nợ châu Âu: Châu Á cũng tổn thương
Khủng hoảng nợ châu Âu: Châu Á cũng tổn thương
Một góc thành phố Thượng Hải; tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm trong tháng 9. |
Qũy tiền tệ quốc tế cho hay cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu có thể sẽ dẫn đến tình trạng bán tháo ở các thị trường châu Á, khiến cho các ngân hàng phải cắt giảm lượng cho châu Á vay và làm phá vỡ các thị trường ở khu vực này.
IMFcho biết tăng trưởng ở châu Á đã giảm kể từ quí 2 năm nay, và qũy đã hạ mức dự báo tăng trưởng cho năm nay xuống còn 6.3% so với dự báo 6.8% hồi tháng 4. Các áp lực về lạm phát trên khắp châu lục này vẫn còn ở mức cao và tình hình tài chính ở khắp nơi trong khu vực châu Á còn thiếu tính cạnh tranh.
“Bất ổn leo thang trong khu vực đồng Euro và đợt suy thoái kinh tế mới ở Mỹ có thể sẽ đem lại các ngoại ứng nghiêm trọng về tài chính và kinh tế vĩ mô,” IMF phát biểu. “Kể từ năm 2009, nhà đầu tư từ các nền kinh tế phát triển đã tạo dựng được vị thế quan trọng ở các thị trường châu Á. Nếu họ rút đi một cách quá đột ngột, niềm tin trên thị trường sẽ sụp đổ và tình trạng đó sẽ lây lan từ các thị trường trái phiếu và cổ phiếu đến các thị trường tiền tệ và thị trường khác.
Trước nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái toàn cầu mới, các quan chức châu Á từ Trung Quốc đến Indonesia đã bảo vệ tăng trưởng kinh tế nước mình bằng cách thúc đẩy các biện pháp tài khóa hoặc làm giảm các chi phí vay. Qúy trước, chỉ số châu Á Thái Bình Dương MSCI đã giảm đi 16%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2008; hôm nay IMF cho rằng tình trạng “bán tháo trong hoảng loạn” ở châu Á sẽ diễn ra khi các quốc gia phát triển rơi vào tình trạng rối loạn.
IMF cho hay có lẽ các ngân hàng nước ngoài sẽ bán các giấy tờ có giá của châu Á, giảm mức tín dụng ở khu vực này và tránh để quá nhiều khoản nợ đến hạn nếu họ thua lỗ nặng ở các thị trường quê nhà.
Châu Á bắt đầu cảm nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại. Trung Quốc vừa cho hay trong tháng 9 sản lượng xuất khẩu của nước này tăng thấp nhất trong vòng 7 tháng qua. Philippines tiết lô gói kích cầu trị giá 1.7 tỉ đô la Mỹ sau khi các quan chức cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế. Còn ngân hàng trung ương Indonesia trong tuần này cũng bất ngờ hạ mức lãi suất lần đầu tiên trong vòng 2 năm qua.
IMF cũng cho rằng châu Á còn gặp phải khó khăn để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
“ Trong khi các nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc chịu áp lực lớn về tăng trưởng nóng, lạm phát vẫn cao hơn mức mục tiêu và kì vọng lạm phát sẽ còn tăng thì chính sách siết chặt tiền tệ vẫn tỏ ra là đúng đắn,” Quĩ tiền tệ nhận xét.
Theo IMF, các nền kinh tế trong khu vực có thể giảm nhẹ ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế chậm. Các nhà làm chính sách nên thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt để quản lí các dòng vốn tốt hơn, quỹ tiền tệ quốc tế nhận xét.
Lê Dung