Khuất tất khó tin tại dự án đô thị Miếu Nổi

Dự án được Thủ tướng Chính chủ phê duyệt từ 18 năm trước nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc về đền bù, giải tỏa. Cách giải quyết kiểu “tiền hậu bất nhất” của UBND TP.HCM đã khiến chủ đầu tư dự án thiệt hại hàng trăm tỷ đồng…

“Vướng” vì một hộ dân

Năm 1997, xét theo đề nghị của UBND TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thu hồi 6.9ha đất thuộc P3, Q.Bình Thạnh và giao cho Công ty đầu tư và phát triển Đô thị (thuộc Bộ Xây dựng), tiền thân của Công ty CP tư vấn đầu tư và phát triển Đô thị (Công ty Đô thị) triển khai dự án Khu dân cư đô thị Miếu Nổi. Phương án đền bù giải tỏa, di dời các hộ dân có đất thuộc dự án được UBND thành phố phê duyệt.

Sau khi được giao đất, Công ty Đô thị đã tiến hành đóng 100% tiền sử dụng đất và xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, trường học, công viên, khu dân cư… từ vùng đất sình lầy bên bờ kênh nước đen, Công ty Đô thị đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để biến nơi đây thành khu đô thị khang trang.

Khuất tất khó tin tại dự án đô thị Miếu Nổi - ảnh 1

Khu dân cư đô thị Miếu Nổi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1997, đến nay vẫn chưa hoàn thiện vì vướng đền bù, giải tỏa.

Nằm trong diện giải tỏa, di dời khỏi dự án lúc bấy giờ có 600 hộ dân. Thế nhưng đến nay đã 18 năm trôi qua, dự án vẫn chưa thể hoàn thành  vì vướng mắc trong khâu đền bù với một số hộ, trong đó có trường hợp của ông Lưu Văn Ngự (ngụ số 87/140 Đinh Tiên Hoàng, P.3, Q.Bình Thạnh).

Ông Ngự có 1.811m2 đất nằm trong dự án được quy hoạch 18 lô nhà phố liền kề. Trong giai đoạn 1, Công ty Đô thị đã đền bù cho ông Ngự hơn 593 m2 đất với số tiền 366 triệu đồng. Còn 1.217m2 ông Ngự không chịu nhận đền bù và từ năm 1997 đến nay ông này đã làm đơn khiếu nại gửi khắp nơi vì cho rằng phần đất của ông không nằm trong ranh giới dự án.Với lý do đó, ông Ngự đã nhiều lần khiếu nại, xin  địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) với phần đất nói trên.

Tháng 8/2011, UBND Q.Bình Thạnh có văn bản khẳng định không có điều kiện để cấp sổ đỏ cho thửa đất tại nơi ông Ngự cư ngụ vì đất này nằm trong quy hoạch dự án. Việc bồi thường sẽ áp dụng theo các chính sách bồi thường như các hộ dân khác của dự án. Không đồng ý, ông Ngự khiếu nại đến Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 28/9/2011, UBND TP.HCM có công văn số 4859/UBND, do chính Phó chủ tịch UBND TPHCM - Nguyễn Hữu Tín ký, gửi Thủ tướng Chính phủ tái khẳng định nhà đất của ông Ngự nằm hoàn toàn ranh giới thu hồi đất và việc đền bù để di dời thực hiện theo các chính sách như các hộ dân khác.

Cuối tháng 12/2011, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi UBND TPHCM truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc), đồng ý với kiến nghị như trên của thành phố về trường hợp giải quyết đơn khiếu nại của hộ ông Ngự. Đồng thời chỉ đạo UBND TPHCM có văn bản trả lời cho ông Ngự biết, chấm dứt việc xem xét, giải quyết đối với vụ việc này.

Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM đã chỉ đạo UBND Q.Bình Thạnh khẩn trương bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư cho hộ ông Ngự và các hộ dân còn lại thuộc dự án theo quy định. Tuy nhiên, ông Ngự vẫn tiếp tục khiếu nại.

Trước sự việc kéo dài, Ngày 10/8/2012, Văn phòng UBND TPHCM lại có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín yêu cầu UBND Q.Bình Thạnh nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chỉ đạo của thành phố và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Một mảnh đất có hai chủ?

Dù được UBND TP.HCM chỉ đạo quyết liệt, song, chính quyền Q.Bình Thạnh vẫn “chần chừ” trong vụ việc của ông Ngự một cách khó hiểu. Đến tháng 3/2013, Phó Chủ tịch UBND TPHCM - Lê Minh Trí đã có văn bản số 75/TB-UBND, Thông báo về việc chấm dứt thụ lý giải quyết vụ việc khiếu nại của ông Ngự vì các cơ quan chức năng đã giải quyết đúng pháp luật. Đồng thời yêu cầu ông Ngự chấp hành và thực hiện theo văn bản này.

Vụ việc tưởng chừng được giải quyết thì bất ngờ ngày 21/10/2015 Văn phòng UBND TPHCM lại có văn bản đóng dấu “Khẩn” gửi Sở TN&MT và UBND Q.Bình Thạnh “Về xử lý khiếu nại của ông Lưu Văn Ngự và một số hộ dân tại P.3, Q.Bình Thạnh”. Nội dung văn bản này đã đi ngược lại với chỉ đạo của chính UBND TP.HCM, Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đó.

Cụ thể, văn bản thể hiện, căn cứ kết luận tại buổi họp trao đổi việc khiếu nại của ông Lưu Văn Ngự và một số hộ dân tại dự án Khu dân cư Miếu Nổi ngày 7/10/2015, Thanh tra Chính phủ (Tổng Thanh tra Chính phủ thời điểm đó là ông Huỳnh Phong Tranh) và UBND TP.HCM thống nhất chủ trương xử lý thu hồi Quyết định giao đất thực hiện dự án theo Nghị quyết 16/2012/NQ-HĐND ngày 5/10/2012 của HĐND thành phố để giải quyết cấp sổ đỏ, sổ hồng cho các hộ dân chưa được giải tỏa.

Khuất tất khó tin tại dự án đô thị Miếu Nổi - ảnh 2

Từ một vùng đất sình lầy bên bờ kênh nước đen, đến nay khu dân cư đã trở nên khang trang, sạch đẹp.

Theo đại diện Công ty Đô thị, việc UBND thành phố thu hồi dự án là không đúng quy định pháp luật bởi đây là dự án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chưa kể, việc thu hồi theo Nghị quyết 16/2012/NQ-HĐND chỉ với dự án triển khai dưới 50% hạng mục công trình, trong khi đó Dự án khu dân cư đô thị Miếu Nổi đã triển khai đến 90%, chỉ còn một số hộ dân không chịu di dời, như trường hợp của ông Ngự.

Hướng xử lý “có vấn đề” tiếp theo đó của UBND TP.HCM là ngày 23/11/2015 Phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín ký quyết định không phải thu hồi mà giảm diện tích dự án và xem xét cấp giấy chủ quyền. Tuy nhiên, quyết định giảm ranh dự án lại không đề cập rõ là giảm bao nhiêu, giảm như thế nào? Việc giải quyết kiểu “tiền hậu bất nhất” của UBND thành phố, cụ thể ở đây là Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín, đã khiến Công ty Đô không biết đâu mà lần.

Mới đây, tại cuộc họp với UBND Q.Bình Thạnh, lãnh đạo Công ty Đô thị ngã ngửa khi biết hộ ông Nguyễn Văn Ngự đã được chính quyền địa phương cấp sổ hồng. Khuất tất ở đây là đất dự án Khu dân cư đô thị Miếu Nổi đã được Công ty Đô thị đóng tiền sử dụng đất 100%, hộ ông Ngự được cấp sổ hồng đồng nghĩa với việc chính quyền địa phương đã thu tiền sử dụng đất của ông này.

Công ty Đô thị đặt vấn đề tại sao một mảnh đất mà Q.Bình Thạnh lại thu 2 lần tiền sử dụng đất? một mảnh đất lại có hai chủ? Những thắc mắc nói trên của công ty đến nay vẫn chưa được UBND Q.Bình Thạnh trả lời một cách thỏa đáng…

Được biết, trước những khúc mắc kéo dài tại dự án Khu dân cư đô thị Miếu Nổi suốt nhiều năm qua, Thanh tra Chính phủ đã có động thái vào cuộc để làm rõ. 

Nhóm PV

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.