Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào?

Khu trục hạm JS KIRISAME (DD104) của Lực lượng tự vệ bờ biển Nhật Bản được phát triển từ các thiết kế tàu khu trục nội địa kết hợp với các công nghệ của tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ

Như tin đã đưa, sáng 16/4, hai tàu huấn luyện JS KIRISAME (DD104) và JS ASAYUKI (DD132) thuộc Lực lượng tự vệ bờ biển Nhật Bản với 400 sĩ quan và thủy thủ do Đại tá Sugimoto Masaharu, Chỉ huy trưởng Biên đội tàu hộ vệ số 12, làm trưởng đoàn đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng trong 4 ngày.

Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 1

Khu trục hạm JS KIRISAME (DD104) của Lực lượng tự vệ bờ biển Nhật Bản cập cảng Đà Nẵng sáng 16/4 (Ảnh: HC)

Sau cuộc họp báo ở cầu cảng Tiên Sa, các phóng viên trong và ngoài nước được các sĩ quan, thủy thủ tàu JS KIRISAME (DD104) nhiệt tình mời lên thăm và thuyết trình về sức mạnh, các tính năng vượt trội của chiếc khu trục hạm thuộc lớp Murasame được phát triển từ tàu khu trục lớp Asagiri, cụ thể là sự phát triển của các thiết kế tàu khu trục nội địa kết hợp với các công nghệ của tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ.

Tàu có chiều dài 151m, rộng 17,4m, mớn nước 5,2m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 4.500 tấn, đầy tải 6.100 tấn, biên chế thủy thủ đoàn 165 người; có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 30 hải lý/h, phạm vi hoạt động 4.500 hải lý.

Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 2
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 3
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 4
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 5
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 6

Khoang lái và là trung tâm chỉ huy của khu trục hạm JS KIRISAME

Tàu trang bị hệ thống thông tin chỉ huy thế hệ mới C4I do Nhật chế tạo dựa trên cơ sở các phân hệ của hệ thống Aegis của Mỹ. C4I bao gồm hệ thống định hướng chiến đấu OYQ-9 CSD và hệ thống kiểm soát tác chiến chống ngầm OYQ-103 ASW.

Hệ thống định hướng chiến đấu OYQ-9 CSD được trang bị hệ thống máy tính điều khiển AN/UYK-43, AN/UYK-44 và máy trạm AN/UYQ-21, cung cấp khả năng tính toán siêu tốc cho phép JS KIRISAME đối phó hiệu quả với các mục tiêu, đặc biệt là các mục tiêu dưới nước. Hệ thống kiểm soát tác chiến chống ngầm OYQ-103 ASW được đánh giá tương đương với hệ thống AN/SQQ-89 ASWCS do Mỹ sản xuất.

Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 7
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 8
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 9

Hệ thống radar trên khu trục hạm JS KIRISAME

Tàu trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA OPS-24 do Nhật tự thiết kế, lắp trên một bệ ở phần trước cột tàu, có khả năng phát hiện 50-60 mục tiêu cùng lúc trong phạm vi 200km. Bên cạnh đó, tàu còn được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước OPS-28-D, radar dẫn đường OPS-20, 2 bộ radar điều khiển hỏa lực FCS-2-31 do Nhật tự sản xuất dùng để đẫn bắn tên lửa hải đối không RIM-162 ESSM.

Tàu cũng được lắp đặt hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp NOLQ-3, có tính năng tương đương với loại SLQ-32 của Mỹ, sonar kiểu mảng kéo loại cải tiến của OQR-1, sonar kết hợp chủ/bị động gắn ở vỏ tàu OQS-5, sonar cố định ở mũi tàu OQS-102.

Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 10
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 11
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 12
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 13
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 14
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 15
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 16
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 17

Hỏa lực trên khu trục hạm JS KIRISAME rất đa dạng

Về hỏa lực, tàu khu trục JS KIRISAME được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 (16 ống phóng) lắp đặt ở phía mũi tàu, sử dụng tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC. Đây là loại tên lửa chống ngầm nhiên liệu rắn 2 giai đoạn, tên lửa được dẫn hướng bằng quán tính đến khu vực có mục tiêu tàu ngầm.

Điểm mạnh của tên lửa này là sử dụng tốc độ cao để nhanh chóng tiêu diệt tàu ngầm khi nó bị phát hiện. Do hoạt động dưới áp lực cao của nước nên tàu ngầm rất dễ bị tổn thương, ngay cả khi tên lửa hay ngư lôi nổ gần tàu. RUM-139 VL ASROC có tầm bắn 22 km, thường sử dụng cơ chế bắn loạt nhiều tên lửa về phía khu vực có tàu ngầm nên xác suất tiêu diệt mục tiêu rất cao.

Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 18
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 19
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 20
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 21

Pháo hạm đa năng Oto Melara 76mm vàtổ hợp pháo phòng không tầm gần 6 nòng 20mm Vulcan Phalanx CIWS trên khu trục hạmJS KIRISAME

Để đối phó với các mục tiêu trên không, tàu được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk48 (16 ống phóng) sử dụng tên lửa hải đối không tầm gần RIM-162 ESSM. Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính, cập nhật dữ liệu bằng tầng liên kết dữ liệu ở pha giữa, pha cuối tên lửa được dẫn hướng bằng radar bán chủ động. RIM-162 ESSM có tầm bắn 50 km mang theo đầu đạn phân mảnh nặng 39 kg.

JS KIRISAME còn được trang bị 2 bệ, mỗi bệ 4 ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon có tầm bắn 130 km với vận tốc 0,9 Mach, hoặc loại tên lửa chống hạm SSM-1B Type 90 do Nhật tự phát triển, có tính năng tương đương RGM-84D của Mỹ. SSM-1B có chiều dài 5,09m, bán kính 0,35m, trọng lượng 667 kg. Tên lửa có đầu đạn nặng 230 kg, tầm bắn tối đa 150 km-200 km với độ cao khoảng từ 5-30m so với mặt biển.

Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 22
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 23

Trực thăng chống ngầm SH-60J/K Sea Hawk do Nhật sản xuất theo giấy phép của Mỹ

Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 24

Tên lửa gắn dưới cánh máy bay trực thăng

Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 25

Khoang chứa máy bay trực thăng trên khu trục hạmJS KIRISAME

Ngoài ra, tàu còn được trang bị một pháo hạm đa năng Oto Melara 76mm, có tốc độ bắn tối đa 120 viên/phút, tầm bắn tối đa khoảng 30 km. Hỗ trợ phòng không tầm thấp và đánh chặn tên lửa hành trình là 2 tổ hợp pháo phòng không tầm gần 6 nòng 20mm Vulcan Phalanx CIWS có tốc độ bắn cực cao 3.000 phát/phút.

Tàu khu trục JS KIRISAME còn được trang bị 2 cụm phóng ngư lôi với 3 ống phóng 324mm Type 68 sử dụng ngư lôi Mk46 Mok 5. Đây là một loại ngư lôi dẫn hướng âm thanh thụ động có tầm bắn 11 km, tốc độ 74 km/h, ngư lôi có độ sâu hoạt động 365 mét. Ngoài ra, tàu cũng có thể sử dụng các loại ngư lôi khác như Mk-50, Mk-54 hay loại Type 89 (tương đương Mk-46) do Nhật tự phát triển.

Để tăng cường khả năng săn ngầm, phần đuôi tàu còn có sàn đáp và nhà chứa cho phép đem theo 2 trực thăng chống ngầm SH-60J/K Sea Hawk do Nhật sản xuất theo giấy phép của Mỹ, nhưng thực tế thường chỉ có thể mang được 1 chiếc trong các chuyến hải trình. 

Dưới đây là một số hình ảnh giao lưu giữa sĩ quan, thủy thủ hai tàu JS KIRISAME và JS ASAYUKI với các sĩ quan hải quân Việt Nam mà PV Infonet ghi nhận:

Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 26

Nữ sĩ quanvừa tốt nghiệp khóa đào tạo sĩ quan không quân của Lực lượng tự vệ biển Nhật Bản chào các nam sĩ quan trẻ của Hải quân nhân dân Việt Nam

Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 27
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 28

Và chụp hình lưu niệm với các nữ sĩ quan Hải quân Nhân dân Việt Nam

Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 29

Các sĩ quan, thủ thủy trên hai tàuJS KIRISAME và JS ASAYUKI trò chuyện vui vẻ, cởi mở với các sĩ quan Hải quân Nhân dân Việt Nam

Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 30
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 31

Họ rất hay cười...

Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 32
Khu trục hạm Nhật Bản thăm Đà Nẵng mạnh cỡ nào? - ảnh 33

nhưng cũng rất nghiêm nghị!


HẢI CHÂU

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !