Không còn đấng sinh thành, còn thầy cô dưỡng dục

Họ, giờ đây, không chỉ làm thầy mà còn trở thành cha mẹ đỡ đầu cho những đứa trẻ không may côi cút sau trận dịch.

Những cô giáo trẻ thành mẹ của trẻ mồ côi

Cà Chua Nhỏ được về gia đình mới áng chừng tám tháng tuổi, bởi ngày người ta gửi con bé đến không có giấy khai sinh. Người mẹ mất vì COVID-19 đã để lại bảy đứa con. Còn người cha đã bỏ đi để các con lại cho ngoại và dì nuôi. Ngoại trừ đứa lớn được đi học, còn lại không đứa nào được đến trường. Ba đứa nhỏ nhất đều suy dinh dưỡng nặng, trong đó có Cà Chua Nhỏ. Dì vì nuôi không nổi nên mang bốn đứa cho ngôi nhà Powai (Q.7, TPHCM) nuôi. Được một tuần thì nhận lại ba bé, còn lại Cà Chua Nhỏ vì quá nhỏ nên dì gửi lại để các cô nuôi. 

Nhiều cô giáo trở thành mẹ của những đứa trẻ mồ côi vì COVID-19
Nhiều cô giáo trở thành mẹ của những đứa trẻ mồ côi vì COVID-19

Những ngày đầu Cà Chua Nhỏ về ngôi nhà mới Powai không khỏi lạ lẫm. Đêm đầu tiên, bé lạ chỗ khóc suốt. Cô giáo mầm non Ngô Ngọc Anh Thùy (sinh năm 1998) đã thức ôm con dỗ dành suốt đêm. Nhiều ngày sau đó, những “bà mẹ” 9X như Bảo Trâm, Ngọc Lan, Lê Hà dù chưa từng làm mẹ nhưng cũng dành hết tình thương cho Cà Chua Nhỏ. Các cô đút cho con ăn, thay tã, chơi với con, dỗ con ngủ, chăm con bệnh khóc quấy… như thể đó là đứa con do mình sinh ra. 

Anh Thùy và Bảo Trâm vốn là giáo viên mầm non tốt nghiệp loại giỏi từ Trường đại học Sư phạm TPHCM đang công tác tại TPHCM. Họ tình nguyện gia nhập vào ngôi nhà Powai - nơi nuôi dạy, hỗ trợ cho những đứa trẻ mồ côi sau đại dịch. Còn Ngọc Lan và Lê Hà thì làm trong lĩnh vực kinh doanh, cũng vì thương mà đến.

Cả bốn “mẹ” của Cà Chua Nhỏ và những đứa trẻ sau này lớn lên ở đây đều chỉ mới hai mươi mấy tuổi, có người còn chưa có người yêu nhưng đã tự “ôm” chức phận người mẹ vào người. Ngọc Lan chia sẻ: “Chăm và chơi với trẻ sơ sinh chưa bao giờ dễ dàng, nhất là với những người trẻ chưa có kinh nghiệm. Những ngày đầu đúng là chưa quen, pha sữa, khuấy bột và đủ thứ chuyện linh tinh. Nửa đêm, mình cũng phải canh khi con giật mình thức giấc… Dần dần, tôi hiểu tính nết của bé, tập cho bé vào nền nếp… Tôi tin có tình thương thì khó khăn trở ngại cũng không thể cản trở mình”. 

Khi chúng tôi hỏi các bạn, “muốn các con gọi mình bằng gì?”. Các cô bé sinh năm 1998 dứt khoát: “Muốn các con gọi mình bằng mẹ. Chúng tôi không muốn các con có cảm giác mình không có gia đình, chúng tôi sẽ làm mẹ của các con”. Ước mong lớn nhất hiện nay của các cô là Powai sớm được cấp giấy phép để nhiều đứa trẻ mồ côi vì COVID-19 sớm có được ngôi nhà thứ hai. 

Nhà giáo Tô Thụy Diễm Quyên, sáng lập tổ chức Powai, kể: “Con gái sắp xếp hành lý chuẩn bị đi học xa trách tôi “mẹ sẽ chẳng nhớ con đâu vì mẹ sẽ có cả trăm đứa cháu mới”. Vâng, tôi bây giờ là bà ngoại của hàng trăm đứa trẻ bất hạnh sau đại dịch”. Con gái nói như vậy nhưng lại ôm mẹ thủ thỉ rằng mẹ và các em đợi con, sau bốn năm học tâm lý, con sẽ quay về cùng mẹ lo cho các em… Sau đại dịch có quá nhiều đứa trẻ rơi vào cảnh mồ côi, hiện đã có 800 trẻ được đăng ký để xin trợ giúp. Có bé cần hỗ trợ học tập, có bé cần sự đỡ đần về tinh thần và có những đứa trẻ chẳng còn cha mẹ, được hàng xóm hoặc họ hàng xa muốn gửi vào ở nội trú. 

Mỗi ngày, Powai vẫn ráo riết làm việc. Người thì cài đặt máy tính để chuẩn bị đi trao cho các em. Người thì gọi điện xác minh lại nhu cầu của từng em. Những nhà giáo về hưu và những cô giáo trẻ làm bảo mẫu tình nguyện… Không ai nhận lương. Tại Powai, mỗi một tình nguyện viên sẽ theo dõi việc học tập của ba em. Sẽ có giáo viên dạy kèm cho các em, còn tình nguyện viên chỉ theo dõi kết nối giữa nhà trường với giáo viên tình nguyện và phụ huynh. Quan trọng nhất là lắng nghe, làm bạn và cho các em niềm tin rằng các em có đầy đủ sự yêu thương chăm sóc. 

Giành lại tương lai cho trò

Những ngày này, B.T.H., học sinh lớp 10A8 Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX) Chu Văn An (Q.5, TPHCM), còn có thể đi học là nhờ sự “bao đồng” của những ông bà giáo xa lạ.

Mới mùa hè năm lớp 9 vài tháng trước thôi, H. còn có mẹ bên cạnh để được yêu thương như bao đứa trẻ khác. Ngay từ nhỏ, H. sống cùng mẹ mà không có cha. Hai mẹ con ở nhờ nhà người cậu, ngày ngày mẹ H. phụ bán cơm để nuôi em khôn lớn. Dịch bệnh ập đến, những ngày cuối tháng 8, mẹ H. điều trị ở bệnh viện dã chiến đã không qua khỏi để trở về với con. Nhưng, dịch bệnh không chỉ cướp đi người thân duy nhất của H., con đường học vấn của em cũng vì thế mà bấp bênh. Tháng 9, khi bạn bè háo hức bước vào năm học mới, em lặng lẽ đến chùa nhận hũ cốt của mẹ về. 

Chứng kiến hoàn cảnh của H., bà giáo hưu trí Nguyễn Thị Bích Tiên dù chỉ là hàng xóm cũng không thể chịu nổi. Bằng chức phận của nhà giáo, bà muốn con bé phải tiếp tục được học hành và bà muốn ký thác niềm tin đó vào những đồng nghiệp hậu sinh của mình.

Bà đánh liều viết thư gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TPHCM, với mong muốn ông có thể giúp cho H. một chỗ học ít tốn kém cho hết năm lớp 12 để sau này có thể tự nuôi thân. Trong bức thư tay viết vội như một sự “cầu may”, bà giáo già thậm chí còn không biết ông giám đốc bây giờ là ai để có thể gửi đích danh. Bà gửi đến địa chỉ của sở. May sao, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM đọc được bức thư, đem trăn trở này nói với ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc TTGDTX Chu Văn An. Vậy là ngày hôm sau, H. được thầy cô liên lạc để có thể trở thành nữ sinh lớp 10. 

Ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (TP.HCM), tặng máy tính cho một trong những “đứa con” của ông
Ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An (TPHCM), tặng máy tính cho một trong những “đứa con” của ông

Vị Giám đốc TTGDTX chia sẻ: “H. là đứa trẻ rất đáng thương, hiểu chuyện và tự trọng. Em không muốn làm phiền ai và cố tỏ ra mạnh mẽ, mau chóng chấp nhận sự thật đã mất đi người thân duy nhất. Tôi đích thân theo sát tình hình của em nên hiểu một đứa trẻ phải trưởng thành sớm, phải chấp nhận hoàn cảnh như vậy thì nội tâm rất dễ tổn thương, nhưng không dám nói. Giáo viên chủ nhiệm cũng thường xuyên trò chuyện, hỏi han để em không cảm thấy thiếu thốn sự quan tâm. Trung tâm miễn học phí cho H. và tôi đang tìm nguồn để lo cho em ăn học đường dài”.

Đợt dịch mới đây, số học sinh của TTGDTX này mất cha mẹ cũng nhiều. Chưa kể, số còn cha mẹ nhưng không quan tâm con thậm chí còn nhiều hơn. Bởi thế, thầy cô ở đây đều “kiêm nhiệm” vai trò làm cha mẹ đỡ đầu. Trong ngôi trường này có hàng chục đứa trẻ là con thầy Hoàng, con thầy Tuấn, con cô Hà, con giám thị Thịnh… Hằng ngày, ngoài giờ dạy thì nhắn tin, điện thoại hỏi thăm, nghe các con kể chuyện, than thở đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. 

Ông Đỗ Minh Hoàng kể: “Nhiều phen phải đi giành giật học trò với chính cha mẹ ruột của chúng. Trường này lúc bình thường học trò đến trường khóc với thầy cô như cơm bữa. Có em, mẹ đi bước nữa để em ở lại với bà ngoại kế. Khi em học đến lớp 11, mẹ quay về bảo nghỉ học theo mẹ ra Bắc đi làm. Em chạy vào khóc, tôi phải “ăn thua đủ” một phen để giành lại tương lai cho con bé. Rồi có đứa thì mẹ thất nghiệp, cha say xỉn không thích cho con học. Bởi vậy, giáo viên trong trường phải cho các em một gia đình thứ hai, mang lại nụ cười lần nữa cho chúng”.

Bản thân ông, nhiều tháng lãnh lương ra chỉ còn một nửa vì lo đóng học phí, mua đồ dùng học tập cho mấy đứa học trò. Giám thị lương chưa đến 6 triệu đồng cũng “đèo bồng” nhận con nuôi, lo từng khoản học phí đến mua đôi giày thể dục mới cho “con” vào năm học mới, trong khi đôi giày dưới chân anh cũng rách bươm… Nhưng họ cứ kệ, lo được em nào là nhẹ lòng chút đó. 

Nói như “bà ngoại” Tô Thụy Diễm Quyên, các con sẽ được đón về nhà mới để tiếp tục hành trình mới của cuộc đời vắng đi cha, mẹ nhưng các con sẽ có tình yêu của hàng trăm cô chú, ông bà. 

Gia Tuệ

Tưởng niệm hơn 23 ngàn người mất vì Covid-19

Tưởng niệm hơn 23 ngàn người mất vì Covid-19

“Covid-19 đã cướp đi ba mẹ tôi, bây giờ nhà chỉ còn mình tôi với nỗi nhớ khôn nguôi”, chị Thảo tâm sự. Hôm nay, cả nước sẽ tưởng niệm hơn 23 ngàn người mất vì Covid -19, trong đó có ba mẹ chị Thảo.

Theo www.phunuonline.com.vn

Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ trẻ sinh mổ

Mới đây, chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, hộ sinh của Việt Nam và các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sinh mổ.

Khi mượn xe phải trả lại với bình xăng thật đầy: Bài học tỷ phú Mỹ dạy con

Tất cả con cái của tỷ phú Charlie Munger đều tốt nghiệp các trường đại học danh giá và thành công trong lĩnh vực của mình. Những bài học ông áp dụng sẽ giúp các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.

Con trai bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử, người mẹ Hà Nội xử trí đáng nể

Cách xử trí của bà mẹ Phương Thảo - người có con bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử - rất đáng để các bậc phụ huynh tham khảo và suy nghĩ.

Trúng 5 vé độc đắc, người phụ nữ chi 2,4 tỷ đồng mua vàng tặng con cháu

Người phụ nữ ở Kiên Giang vừa trúng 5 tờ vé số độc đắc liền ra tiệm vàng, chi 2,4 tỷ đồng mua vàng khiến dân mạng xôn xao, gửi lời nhắn “xin vía”.

Ma túy 'núp bóng' các loại nước giải khát, thực phẩm chức năng

Ma túy được các đối tượng ngụy trang, "núp bóng" dưới hai dạng nước giải khát và thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy hoặc ma túy được pha trộn, tẩm ướp, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử...

Mẹ 'đỏ mắt' tìm con gái thất lạc 40 năm để trao khoản tiền lớn

TRUNG QUỐC - Con gái "thất lạc" 40 năm nhưng người mẹ vẫn kiên trì tìm kiếm, muốn gặp lại con để thực hiện ước nguyện đau đáu từ lâu.

Cha nuôi nhường con ăn cơm thịt, chỉ mong con lớn khôn từng ngày

TRUNG QUỐC - Câu chuyện tình cảm gia đình của cô gái hiếu thảo và người cha nuôi nghèo đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.

Cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp gãy, cứu bố khỏi bị ngã

TRUNG QUỐC - Đoạn video giám sát tại nhà ghi lại khoảnh khắc một cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp bị gãy, cứu bố khỏi bị ngã, khiến người dùng mạng cảm động.

Nỗi sợ của anh Chánh Văn

“Tôi là kẻ có nhiều nỗi sợ và đang mỗi ngày tự mình học cách chấp nhận, chứ không phải để chiến thắng nỗi sợ đó”, anh 'Chánh Văn' Hoàng Anh Tú tâm sự.

Con trai trách đón muộn sao người làm mẹ chỉ biết lặng im?

Cậu con trai trách mẹ đến đón muộn nhưng người phụ nữ chỉ im lặng, không lên tiếng giải thích.

Đang cập nhật dữ liệu !