Không có Cách mạng Tháng Tám, không có Việt Nam hôm nay

“Cuộc Cách mạng Tháng Tám đã tạo ra sự đổi đời cho những người nông dân như chúng tôi. Không có cách mạng, không có cuộc khởi nghĩa 19/8, không có Đảng Cộng sản Việt Nam, không có Chủ tịch Hồ Chí Minh thì làm sao có một Việt Nam như ngày hôm nay.

Dù còn nhiều thứ, nhưng chúng ta phải dựa lưng cùng nhau, dựa vào Đảng mà làm, đưa đất nước phát triển, đừng ngả nghiêng bởi những câu nói thiếu căn cứ”.

Đó là những chia sẻ của Trung tướng Khuất Duy Tiến khi nhớ về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và giá trị của ngày Quốc khánh 2/9.

Trung tướng Khuất Duy Tiến.

Tận mắt chứng kiến những người thân chết vì đói

Đã bước sang tuổi 88, nhớ về những ngày đầu tiên chập chững tham gia cách mạng, Trung tướng Khuất Duy Tiến kể lại: “Năm 2/9/1945, tôi mới chỉ là một cậu bé 14 tuổi, sống ở quê, cũng chưa hình dung cách mạng là gì, chỉ biết rằng cảnh  đất nước lúc đó cơ cực lắm”.

“Nạn đói năm 1945 khiến hơn 2 triệu người chết, nhưng mãi sau này tôi mới biết con số đó, chứ lúc bấy giờ chỉ thấy những người xung quanh mình lần lượt ra đi. Lúc đó, cám nuôi lợn không có mà ăn. Nhà nào có cám nấu với dọc khoai ngứa, hay mấy lá khoai lang cho gia đình ăn cũng đã được gọi là có “của ăn của để”. Còn nhà nghèo thì hầu như thứ thực phẩm nuôi sống qua ngày chỉ là củ cây chuối. Đầu tiên thì ăn ruột cây chuối, hết cây thì tiếp tục đào đến củ chuối, thái nhỏ đun lên cho tý muối rồi cả nhà  xì xụp. Đến một ngày, củ chuối cũng chẳng còn, người dân bắt đầu ăn đến cây đu đủ, tước vỏ bên ngoài để ăn ruột bên trong… Cái món ăn đắng ngắt ấy thế mà đến lúc cũng chẳng còn...”, tướng Khuất Duy Tiến rưng rưng nhớ lại.

Ông kể tiếp, nạn đói ấy đã cướp đi sinh mạng hơn 400 người làng ông (Đại Đồng, Thạch Thất, khi đó là tỉnh Sơn Tây). Trong đó, riêng nhà ông có hai ông chú, một bà dì đều chết khi còn rất trẻ.

“Tôi không thể nào quên hình ảnh ông chú thứ hai, trước đó ông vẫn khỏe lắm, mới ngoài 30 thôi nhưng nạn đói đã lấy đi tất cả sức lực của tuổi trẻ, ông nằm bệt. Mẹ tôi xoay được đấu cám nấu với dải khoai lòng bòng, nồi cháo vừa bưng ra, ông chú thều thào nói “chị ơi cho em một bát”, bát cháo vừa được đưa tới miệng, chưa kịp ăn chú đã tắt thở. Sau một tháng, ông chú thứ ba cũng theo anh ra đi. Khi đó, chú nằm trên giường, nhìn thấy tôi chỉ khều khều tay ra hiệu, tôi chạy đến chỉ kịp nắm tay rồi chú cũng ra đi. Cả hai chú đều chết vì đói khi còn quá trẻ, chết trong cô độc khi nhà nghèo không có tiền để lấy vợ”, ông ngậm ngùi chia sẻ.

Trước đó, vào cuối năm 1943, một ông cậu ở nhóm Việt Minh thỉnh thoảng đến chơi nhà cậu bé Khuất Duy Tiến. Nghe người cậu kể,  Tiến lờ mờ biết về hoạt động của tổ chức cách mạng này. Ngày 19/8/1945, toàn quốc tổng khởi nghĩa, Việt Minh hô dân đi cướp huyện, cậu Tiến cũng vác dao đi cướp huyện.

“Nhân dân lúc đó sung sướng lắm. Đường 32 nườm nượp người kéo nhau lên huyện. Đoàn người hô vang Hồ Chí Minh muôn năm,Việt Nam độc lập. Những người đó chỉ còn xương bọc da nhưng mắt sáng lên, bá vai nhau dìu nhau đi ra dự mít tinh ở làng. Đặc biệt, thiếu niên, thanh niên lứa chúng tôi như chim sổ lồng, hát suốt, đi suốt. Dân vui vì từ nay không còn chịu cảnh bị áp bức, bóc lột. Từ ngày hôm sau trở đi, các đoàn thể được hình thành. Rất lạ, năm ấy, lúa ở làng trở lại tốt tươi”, tướng Khuất Duy Tiến kể.

Cách mạng đã đem lại sự đổi đời

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, người dân thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến, thực dân. Người nông dân được làm chủ trên quê hương, ruộng vườn của mình.

“Tôi nghĩ rằng không có cuộc tổng khởi nghĩa 19/8, không có ngày Quốc khánh 2/9 thì dân chúng tôi không bao giờ mở mặt được. Sau năm 1945, tôi tham gia vệ quốc quân. Tháng 10/1949, tôi bắt liên lạc được với Đại đội 354 thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 48 để đón cán bộ cách mạng về diệt tên lý trưởng xã Đại Đồng. Sau hai lần ta bố trí tiêu diệt chưa thành công, để trả thù cách mạng, tên lý trưởng huy động lực lượng và bắt tôi cùng các anh Kiều Bá Trung, Kiều Văn Chỉ, Vũ Văn Hữu, Khuất Bá Lạo, Khuất Duy Luyện, Khuất Văn Học, Khuất Văn Bồi, Khuất Văn Hiều xuống huyện giam”, tướng Khuất Duy Tiến xúc động ngưng lời rồi vén ống quần lên, lộ ra vết thương sâu hoắm nơi ống chân, chìa bàn tay từng bị tra tấn với những nếp nhăn nhúm - kết quả của những lần tra tấn. Lần bị bắt đó, ông bị chuyển giam ở thị xã Sơn Tây rồi lại tiếp tục đưa về nhà tù Hỏa Lò để biệt giam.

Tại Hỏa Lò (cũng chính là trường học của vị tướng gắn cả đời với trận mạc), ông đọc được nhiều tài liệu về chủ nghĩa cộng sản cũng như được tuyên truyền về tinh thần yêu nước. Ngày 19/5/1950, quân Pháp tấn công Hà Nam, giặc huy động tù binh đi phục vụ chiến đấu vận tải đạn cho binh lính Pháp. Tối hôm đó, lợi dụng lúc quân Pháp ngủ, ông cùng một số đồng chí bí mật trốn thoát.

Sau nhiều đêm ngày được nhân dân giúp đỡ, ông và các đồng chí trở về xã Đại Đồng tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1950, ông chính thức nhập ngũ vào Trung đoàn 48 khi tròn 19 tuổi.

Cuộc đời quân ngũ của Khuất Duy Tiến cứ thế trưởng thành qua những năm tháng cam go của đất nước. Cho đến bây giờ, ông không thể nhớ hết mình đã tham gia bao nhiêu chiến dịch, chỉ huy bao nhiêu trận đánh. Nhưng Chiến dịch Đường 9-Nam Lào năm 1971 là một trong những trận đánh để lại trong ông những ký ức không thể nào quên.

Hồi đó, ông là Thiếu tá, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320. Đang trên đường hành quân vào Đông Nam Bộ chiến đấu thì ngày 31/1/1971, trung đoàn nhận lệnh dừng lại của Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng, chuyển hướng hành quân về Đường 16, tham gia Chiến dịch Đường 9-Nam Lào, tác chiến ở khu vực Cha Ki, tây bắc Bản Đông, đối đầu với Lữ đoàn dù 3 Quân đội Sài Gòn. Ngày 13/2, Tiểu đoàn dù 6 của địch đổ bộ ở Cao điểm 535, Trung đội trưởng Trung đội 2, Đại đội 9, Tiểu đoàn 9 Phùng Quang Thanh (sau này là Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) bị thương vẫn không rời trận địa, chỉ huy trung đội chiếm giữ cao điểm quan trọng này, tạo điều kiện để Tiểu đoàn 9 tiêu diệt địch. Ngày 25/2, đánh địch ở Cao điểm 543, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9 Nguyễn Quốc Doanh hy sinh khi đang đứng trên tháp pháo xe tăng chỉ huy bộ đội tiến công địch. Vài giờ sau, đơn vị của anh đánh chiếm căn cứ, bắt sống Đại tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ đoàn trưởng và toàn bộ cơ quan Lữ đoàn dù 3. Sau trận này, Trung đội trưởng Phùng Quang Thanh được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

42 năm sau, vào tháng 10/2013, Trung tướng Khuất Duy Tiến được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Nhưng thực sự trong thẳm sâu, ông luôn nghĩ danh hiệu đó là danh hiệu chung của toàn thể đồng đội đã cùng chiến đấu, nhất là những người đã hi sinh.

“Khi đeo chiếc Huân chương này, tôi vừa tự hào, vừa cảm thấy trách nhiệm của mình với những người đồng đội và với nhân dân”, ông nói.

Đừng ngả nghiêng với những câu nói thiếu căn cứ

Nói về công cuộc bảo vệ thành quả cách mạng trong thời đại ngày nay, Trung tướng Khuất Duy Tiến chia sẻ, dư luận cũng có những ý kiến nói xấu Bác Hồ, hoài nghi chế độ, phủ nhận thành quả của Cách mạng Tháng Tám cũng như công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng gần đây.

“Tôi từng đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, đúng là có người xuyên tạc về Bác Hồ nhưng đó chỉ là số ít. Tôi gặp những người sống gần 100 tuổi vẫn tin Bác Hồ, tin chế độ lắm. Cuộc chiến chống tham nhũng, lợi ích nhóm phải được thực hiện thường xuyên. Tôi tin với đà này, nạn tham nhũng sẽ được đẩy lùi, chúng ta đoàn kết với nhau nhất định sẽ thành công, đất nước tiếp tục đi lên”, Trung tướng Khuất Duy Tiến nhấn mạnh.

Chia tay tôi, ông không quên nhắn nhủ: Cuộc Cách mạng Tháng Tám rõ ràng đã tạo ra “gốc cây” rất tốt. Không có cách mạng, không có cuộc khởi nghĩa 19/8, không có Đảng Cộng sản Việt Nam, không có Chủ tịch Hồ Chí Minh thì làm sao có một Việt Nam như ngày hôm nay. Giờ chúng ta giành được độc lập hoàn toàn, còn nhiều thứ phải dựa lưng cùng nhau, dựa vào Đảng mà  làm, đưa đất nước phát triển. Đừng ngả nghiêng với những câu nói thiếu căn cứ”.

Ngô Huyền

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !