Khống chế hết dịch cúm gia cầm H5N6, Hà Nội yêu cầu không để bệnh dịch tái phát
Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, kể từ ngày 3/2/2020 đến ngày 11/4 không xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N6 tại 2 huyện Chương Mỹ và Mê Linh.
Khống chế thành công ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6
Ngày 14/4, Sở NN&PTNT Hà Nội có báo cáo về việc kết thúc ổ dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố.
Tiêm vắc xin cho gia cầm, không để bệnh dịch cúm gia cầm tái phát. Ảnh minh họa |
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, ngày 3/2/2020, ổ dịch cúm A/H5N6 đầu tiên xuất hiện tại 1 hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thôn Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ). Sau đó, dịch tiếp tục xảy ra tại các xã: Trung Hòa, Nam Phương Tiến, Tốt Động, Mỹ Lương (huyện Chương Mỹ) và xã Tiến Thắng (huyện Mê Linh). Tổng số gia cầm buộc phải tiêu hủy là 19.786 con của 13 hộ chăn nuôi ở 7 thôn.
Tính đến ngày 11/4/2020, dịch cúm gia cầm tại huyện Chương Mỹ và Mê Linh đã qua 21 ngày kể từ ngày tiêu hủy cuối cùng (ngày 21/3/2020 tại xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ). Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội tổ chức triển khai vệ sinh tiêu độc môi trường đối với các ổ dịch qua 21 ngày và tạm dừng các biện pháp phòng, chống dịch. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác giám sát dịch bệnh tới tận hộ chăn nuôi, phát hiện sớm, báo cáo và xử lý kịp thời nếu có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Mặc dù dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố được khống chế, nhưng nguy cơ lây lan dịch hiện vẫn rất cao. Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết: Nguyên nhân là do thành phố tuy có tổng đàn gia cầm lớn (35,7 triệu con) nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm 60%, trong khi đó, các ổ dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn thành phố đều xuất hiện từ các hộ nuôi nhỏ lẻ. Ngoài ra, Hà Nội là địa bàn trung chuyển, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm lớn từ các tỉnh khác về, nên việc kiểm soát dịch bệnh gặp không ít khó khăn…
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, thời gian tới, Sở NN&PTNT tiếp tục phối hợp với UBND cấp huyện, triển khai quyết liệt các văn bản chỉ đạo của thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; công tác phát triển chăn nuôi, quản lý giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
Sở cũng sẽ chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại cơ sở; tăng cường kiểm tra tình hình chăn nuôi, chỉ đạo hệ thống thú y giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tới tận hộ chăn nuôi, phát hiện kịp thời, khoanh vùng và xử lý nhanh gọn khi có ổ dịch xảy ra; tổ chức tiêm phòng tốt các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch; vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường phòng, chống dịch bệnh đợt sau tiêm phòng đại trà đợt 1/2020 và diệt ruồi, côn trùng mùa Hè.
Duy trì hoạt động các chốt kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn thành phố; đặc biệt, các phương tiện vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch.
Cùng với đó, kiểm tra công tác phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật tại các quận, huyện, thị xã; làm tốt công tác tuyên truyền để người chăn nuôi tự chủ động phòng dịch, đặc biệt, chủ động tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định cho đối tượng gia súc, gia cầm. Đồng thời, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng tốt biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để không để dịch bệnh xảy ra..
Không để bệnh dịch cúm gia cầm tái phát
Ngày 22/4, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu về kết thúc ổ dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố.
Công văn nêu rõ, UBND thành phố nhận được báo cáo của Sở NN&PTNT về việc kết thúc ổ dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố. Theo đó, tính đến ngày 11/4, dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố (tại huyện Chương Mỹ và huyện Mê Linh) đã qua 21 ngày không phát sinh. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn còn rất cao và cần thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch cúm gia cầm.
Vì thế, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu giao Sở NN&PTNT, UBND các quận, huyện, thị xã và các sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tiếp tục theo dõi, thực hiện hiệu quả các biện pháp trong phòng dịch cúm gia cầm theo đúng quy định chỉ đạo của Trung ương, UBND thành phố và đề nghị của Sở NN&PTNT; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, không để bệnh dịch cúm gia cầm tái phát trên địa bàn trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố cũng giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan theo dõi, kiểm tra, phối hợp, hướng dẫn các địa phương trong quá trình thực hiện; kịp thời tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Quảng Ninh: Gần 1000 con gà nhiễm virus cúm gia cầm H5N6
Ngày 18/12, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã công bố ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại một hộ gia đình ở thôn 7, xã Sông Khoai và thực hiện tiêu hủy gần 1000 con gà bị nhiễm virus cúm gia cầm.
Nghệ An: Năm 2020 xảy ra 11 ổ dịch cúm gia cầm
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, năm 2020, tỉnh Nghệ An xảy ra 11 ổ dịch cúm gia cầm tại 4 huyện là Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu và thị xã Hoàng Mai, số gia cầm buộc phải tiêu hủy 12.633 con.
Cảnh báo nguy cơ cao dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chỉ thị gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp cuối năm.
Khánh Hòa tổng vệ sinh, tiêu độc môi trường chăn nuôi phòng chống dịch cúm gia cầm
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Khánh Hòa, sau đợt mưa lũ, các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó có dịch bệnh cúm gia cầm.
Nghệ An: Dịch cúm gia cầm tái phát, xã Diễn Trung tiêu hủy hơn 6 tấn gà
Gần 5000 con gà của 2 trại gà ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) tiếp tục được phát hiện nhiễm dịch cúm gia cầm A/H5N6 buộc cơ quan chức năng phải tiêu hủy tổng số hơn 6 tấn gà.
Long An kiên quyết không để dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trên địa bàn, tỉnh Long An quyết tâm không để dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng.
Gà chết vứt ở ven biển Nghệ An dương tính với dịch cúm gia cầm H5N6
Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, hàng chục bao gà chết vứt dọc bờ biển huyện Diễn Châu là gà nhiễm dịch cúm gia cầm H5N6.
Nghệ An: Hàng chục bao tải gà chết vứt la liệt trên bờ biển
Một lượng lớn gà chết được đựng trong hàng chục bao tải vứt rải rác dọc tuyến bờ ven biển ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) được người dân địa phương phát hiện.
Long An: Phát hiện thêm một ổ dịch cúm A H5N6 ở Cần Đước
Phát hiện gà chết bất thường, gia đình ông Đặng Phú Thạnh, ngụ ấp 3, xã Long Cang (Cần Đước, Long An) đã báo với chính quyền. Sau khi xét nghiệm với kết quả, đàn già đã nhiễm cúm A H5N6.
Bắc Giang xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đối với gà ở Yên Thế
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà tại huyện Yên Thế (Bắc Giang) nhằm bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng.