Khởi động quỹ cứu trợ mới cho khu vực đồng euro
Jean-Claude Juncker – thủ tuớng Luxembourg kiêm chủ tịch Eurogroup |
Quỹ cứu trợ dài hạn mang tên Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) hay còn gọi là Hiệp ước tài chính mới của Liên minh châu Âu (EU) có tổng giá trị lên tới 500 tỷ euro (650 tỷ USD), hoạt động tới năm 2014.
Trong thời gian đầu ESM sẽ hoạt động song song và dần thay thế cho Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF). Trong đó, Đức - nền kinh tế lớn và mạnh nhất khu vực châu Âu hiện nay, sẽ đóng góp 27% trong tổng số tiền của gói cứu trợ.
Quỹ cứu trợ dài hạn ESM sẽ nằm dưới quyền điều hành của Jean-Claude Juncker – thủ tuớng Luxembourg kiêm chủ tịch Eurogroup – nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro. Các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu sẽ nhận được những khoản cứu trợ đầu tiên thuộc quỹ ESM ngay trong tuần này.
Ủy viên kinh tế và các vấn đề tiền tệ của Liên minh châu Âu - Olli Rehn cho rằng qũy cứu trợ ESM sẽ giúp tạo động lực và một bức tường chắn vững chắc lâu dài cho khu vực đồng tiền euro cũng như hình thành một phương án bao quát với những biện pháp xử lý linh động và hiệu quả.
Tính hiệu quả của gói cứu trợ mới
Qũy cứu trợ tạm thời EFSF đã bơm khoản tiền trị giá 190 tỷ euro cho 3 quốc gia là Hy Lạp, Cộng hoà Ireland và Bồ Đào Nha.
Trong khi đó, một số người hoài nghi số tiền 500 tỷ euro thuộc quỹ cứu trợ ESM không đủ sức chống đỡ và cứu vãn tình hình kinh tế của khu vực đồng euro.
Trưởng Bộ phận nghiên cứu toàn cầu tại Standard Chartered - Sarah Hewin khẳng định việc sử dụng quỹ tài trợ ESM một cách khôn ngoan sẽ giúp thúc đẩy hoạt động mua bán chứng khoán. Vấn đề cần quan tâm là nếu như nền kinh tế của Italy tiếp tục suy thoái, thì đây thực sự là một cú sốc lớn cho toàn bộ hệ thống tài chính châu Âu. Ngay cả quỹ cứu trợ trị giá 500 tỷ euro cũng không đủ phục hồi nền kinh tế của Bồ Đào Nha và Italy trong chương trình kéo dài 3 năm.
Ngay khi chính thức tuyên bố khởi động quỹ tài trợ ESM, các bộ trưởng tài chính sẽ chuyển sang bàn thảo hoạt động cứu trợ cho Hy Lạp và Bồ Đào Nha trong các cuộc họp kéo dài tới hôm nay (9/10).
Bồ Đào Nha hiện đang nhận được sự giúp đỡ từ chính các ngân hàng trong nước và nâng số tiền hỗ trợ lên con số 100 tỷ euro.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Đức - Wolfgang Schaeuble lại cho rằng Madrid không cần thêm bất cứ sự trợ giúp nào nữa.
"Bào Đào Nha không cần thêm chương trình hỗ trợ. Họ đang làm mọi việc cần thiết trong chính sách tài khoá và cải tổ hệ thống. Bào Đào Nha chỉ gặp vấn đề với chính các ngân hàng trong nuớc mà hậu quả từ hiện tuợng bong bóng bất động sản trong những năm qua. Đó là lý do tại sao Bồ Đào Nha cần tới sự trợ giúp của EU trong việc tái điều chỉnh vốn ngân hàng", ông Schaeuble nhận định.
Tuy nhiên, Hy Lạp hiện vẫn nằm trong chương trình nghị sự của Eurogroup khi các cuộc thảo luận giữa Athens và 3 quan sát viên từ Quỹ Tiền tệ quốc tế, Uỷ ban châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn được triển khai.
"Tôi nghĩ chúng ta sẽ chưa thể đưa ra một quyết định lớn nào với tình hình kinh tế Hy Lạp hiện nay", ông Schaeuble nói.