Nguyên nhân 1.000 người bị đột quỵ mỗi tháng

Gần đây, số lượng bệnh nhân đột quỵ đến Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) gia tăng đáng kể. Trung bình mỗi ngày 35- 40 ca trong đó bệnh nhân chảy máu não tăng 10 - 20%.

{keywords}
Những ngày gần đây, TT Đột quỵ, BV Bạch Mai mỗi ngày tiếp nhận tới 35- 40 bệnh nhân, trong số này số bệnh nhân nặng tăng lên, đặc biệt là nhóm chảy máu não


Mỗi tháng tiếp nhận 1.000 ca đột quỵ

TS.BS Đào Việt Phương, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, là tuyến cuối nên trong những ngày giá rét vừa qua số lượng bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm mỗi ngày trung bình 35-40 bệnh nhân. Tuy nhiên số lượng bệnh nhân nặng có vẻ tăng lên, đặt biệt là tăng ở nhóm chảy máu não khoảng 10-20%.

“Đột quỵ liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó thời tiết là một phần. Trời rét là yếu tố thúc đẩy nhóm bệnh nhân bị đột quỵ, đặc biệt là chảy máu não, bệnh nhân có cơn tăng huyết áp kịch phát”, bác sĩ Phương cho biết.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến một số yếu tố như chế độ ăn (trời rét có xu hướng ăn mặn hơn, ăn nhiều chất mỡ hơn) trong khi mọi người thường giảm vận động...

Đáng ngại nhất, theo BS Phương là do trời rét nên nhiều bệnh nhân huyết áp không đi khám, quên uống thuốc. Quá trình điều trị bị gián đoạn là nguy cơ khiến cho bệnh nhân tăng huyết áp dễ bị đột quỵ.

Ngoài ra, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh là yếu tố không tốt với người già và cả người trẻ.

Bác sĩ bất lực nhìn bệnh nhân trẻ tử vong do chảy máu não ồ ạt

Bác sĩ bất lực nhìn bệnh nhân trẻ tử vong do chảy máu não ồ ạt

Nam bệnh nhân 39 tuổi được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, chảy máu não ồ ạt. Chỉ 8 tiếng sau khi khởi phát dấu hiệu đột quỵ, gia đình đành xin cho bệnh nhân về.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội cho biết, tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là bệnh cảnh, gây ra bởi tình trạng thiếu máu nhu mô hoặc chảy máu trong não. Đây là nguyên nhân tàn phế hàng đầu thế giới và là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở Việt Nam. Trong số đó, 2/3 số bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não. Lứa tuổi trung bình bị đột quỵ thường trên 60.

Tuy nhiên hiện nay, số lượng và biểu hiện đột quỵ đang gia tăng ở giới trẻ. Khác với người lớn tuổi, đột quỵ thường do tình trạng xơ vữa, hẹp mạch máu não hoặc tăng huyết áp, đột quỵ ở người trẻ thường xảy ra đột ngột và có căn nguyên khác biệt.

Cụ thể, dị dạng mạch máu não là các bất thường về giải phẫu của mạch máu não như phình động mạch não, thông động tĩnh mạch, u mạch, bệnh Moya moya; các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, bệnh van tim gây hình thành huyết khối trong các buồng tim, bệnh lý về đông máu và các bệnh lý tăng đông mắc phải hoặc bệnh nhân có gene gây tình trạng tăng đông máu...

Đừng tước đi cơ hội vàng

Việt Nam mỗi năm ghi nhận 200.000 người bị đột quỵ, là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Đáng chú ý số bệnh nhân đang gia tăng hàng năm, đặc biệt nhiều người mới chỉ 40-45 tuổi. Tại Trung tâm Đột quỵ, BV Bạch Mai dù mới thành lập nhưng mỗi tháng tiếp nhận 1.000 bệnh nhân bị chứng bệnh này.

Với điều trị đột quỵ não thời gian là vàng, điều trị càng sớm bao nhiêu thì tỷ lệ hồi phục càng cao bấy nhiêu. Tuy nhiên vẫn có những cách sơ cứu ban đầu của người dân không đúng khoa học.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu từng chia sẻ với phóng viên, trong suốt quá trình làm nghề y đã chứng kiến không biết bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười khi người nhà cấp cứu người tai biến. Đó có thể là đánh cảm đỏ hết nửa người bị liệt, lại có trường hợp khác bị hôn mê thì người nhà lại tát cho tỉnh lại đến sưng cả tay...

Thậm chí không ít trường hợp tìm mọi cách nhét viên An Cung vào miệng người thân bị tai biến. Hành động ấy cho dù xuất phát từ tình yêu thương nhưng lại là yếu tố tăng nặng bệnh, khiến cơ hội sống sót của người bệnh thu hẹp lại. Viên An Cung còn làm chậm thời gian đưa người đột quỵ đến trung tâm cấp cứu.

Theo bác sĩ Phương thống kê chỉ khoảng 10-20% bệnh nhân đến viện sớm. Có bệnh nhân có dấu hiệu khởi đột quỵ từ chủ nhật nhưng đến tận thứ 2 (sau 3 ngày mới vào viện). Đây là điều rất đáng tiếc để bác sĩ có thể có những biện pháp can thiệp hiệu quả. Những trường hợp vào viện muộn như thế không phải hiếm gặp.

“Mơ ước của những người làm bác sĩ như chúng tôi là bệnh nhân đến ngay trong 3 giờ đầu tiên. Đây là điều cực kỳ khó, chỉ có bệnh nhân ở Hà Nội. Vì thế, chỉ khi nhận ra có hiệu đột quỵ, bệnh nhân chỉ cần đến một cơ sở y tế được thực hành điều trị đột quỵ đã là tốt”, bác si Phương chia sẻ.

Nguyên nhân của việc bệnh nhân đột quỵ đến viện muộn có nhiều, theo BS Phương đầu tiên có thể chỉ ra đó là do người nhà chưa nhận biết được dấu hiệu của đột quỵ.  Nguyên nhân thứ hai là nhiều người Việt vẫn còn cho rằng bệnh nhân đột quỵ cần phải nằm một chỗ, không được di chuyển. BS Phương cho biết, những trường hợp này không hiếm gặp. Có trường hợp nằm mãi không thấy phục hồi mới đến viện thì đã quá muộn. 

Cuối cùng là người dân chưa có thói quen gọi hỗ trợ từ nhân viên y tế cấp cứu trước viện. Nhiều trường hợp người nhà tự vận chuyển, tự đưa đi viện đôi khi không cần thiết. Trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu não ở Ninh Bình, Hưng Yên có thể vào bệnh viện tỉnh để trong giờ vàng có thể dùng ngay thuốc tiêu sợi huyết thay vì chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Bạch Mai làm lỡ mất thời gian vàng. Người nhà có thể gọi đến hệ thống cấp cứu trước viện để được tư vấn phù hợp.

Do đó, để giảm thiểu những biến chứng nặng đáng tiếc có thể xảy ra, các chuyên gia khuyến cáo nếu có các dấu hiệu như yếu liệt tay chân một bên, liệt mặt, có thể nói ngọng, nói khó hoặc mất hẳn ngôn ngữ, mất thị lực một bên, chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội...thì  người thân cần nghĩ đến tình huống bị đột quỵ và khẩn trương gọi sự trợ giúp của y tế tuyệt đối không tự ý sơ cứu bằng các phương pháp dân gian...

N. Huyền 

Đang chơi cùng bạn, bé 3 tuổi bị đột quỵ

Đang chơi cùng bạn, bé 3 tuổi bị đột quỵ

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện này vừa cấp cứu một trường hợp bé 3 tuổi đã bị đột quỵ.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !