F0 chậm được hướng dẫn điều trị, cần làm gì để không lây chéo người thân?

Trong lúc chờ kết quả, hay cơ quan chuyên môn đưa ra hướng điều trị, F0 không được ra khỏi nhà, phải tách F1 ra khỏi F0, cách ly F0 ngay tại nhà.

157 ca F0 phải chuyển tầng điều trị 

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP (11/10) đến 18h00 ngày 15/12 ghi nhận 17.424 ca mắc (trung bình 272,25 ca/ngày). Riêng trong ngày 15/12, Hà Nội ghi nhận số ca mắc tăng đột biến lên 1.357 ca bệnh trong đó 611 ca ngoài cộng đồng.

Về công tác điều trị, tổng số đến nay đã điều trị cho 22.228 lượt bệnh nhân; hiện đang điều trị: 9.886 trường hợp F0. Trong đó: BV Nhiệt đới Trung ương: 82 trường hợp; BV Đại học Y Hà Nội: 175 trường hợp.

Tại các Bệnh viện của Hà Nội đang điều trị: 2.018 người, các cơ sở thu dung điều trị thành phố: 3.235 người; tại các trạm Y tế lưu động: 3.312 người. Ngoài ra, có 1.064 trường hợp F0 ở Hà Nội được theo dõi cách ly tại nhà.

Ngoài ra, theo báo cáo, hiện tổng số bệnh nhân phải chuyển viện là 1.268 trường hợp và 157 trường hợp phải chuyển tầng điều trị.

Với số ca mắc tăng đột biến, dường như các khu thu dung tập trung, các trạm y tế lưu động của bệnh viện đã trở nên quá tải. Điều này khiến cho nhiều F0 ở Hà Nội rơi vào tình cảnh khắc khoải chờ đi cách ly, điều trị.

{keywords}
Trên MXH liên tiếp xuất hiện những phản ánh, lời kêu cứu của những gia đình có F0 không được chăm sóc y tế kịp thời 

Đó là trường hợp gia đình 4 người F0 ở Hoàng Mai ở chung cư bị “bỏ quên” 5 ngày. Đó là trường hợp 3 F0 sống cùng gia đình trong đó có một bé 9 tuổi bị bại não ở phường Trung Phụng (Đống Đa) cũng bị “bỏ quên” 3 ngày.

Trên các diễn đàn MXH không khó để tìm thấy những bình luận phản ánh về tình trạng nghi ngờ mắc Covid- 19 “khắc khoải” chờ kết quả khẳng định, nhiều F0 loay hoay cả tuần không biết mình có thuộc diện phải đi cách ly tập trung hay được ở nhà... Nhân viên y tế quá tải, nên những trường hợp này không nhận được trợ giúp (túi thuốc hay hướng điều trị). 

Điều này khiến nhiều người dân không khỏi lo lắng. Họ sợ trong  4- 5 ngày chờ đợi để được đưa đi hay quyết định ở nhà sẽ làm lây nhiễm cho những người xung quanh.

Cần làm gì khi chờ đợi kết quả, hướng điều trị? 

Chia sẻ với phóng viên về lo lắng này, bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh  Trương Hữu Khanh cho rằng, thời gian đó mỗi cá nhân F0, gia đình có F0 cần chủ động “tự lo” bằng cách tự tìm hiểu.

Cụ thể, thời gian đó nếu chưa được đưa đi cơ sở thu dung điều trị hoặc chưa được phát túi thuốc nếu có sốt thì uống hạ sốt thông thường.

BS Trương Hữu Khanh cho rằng, các cơ quan chuyên môn cần có chiến lược hướng dẫn người bệnh điều trị tại nhà trong thời gian chờ kết quả (khẳng định của cơ quan y tế hoặc có kết quả xác định dương tính rồi nhưng chờ địa phương đưa ra hướng điều trị tại nhà hay đi cơ sở thu dung).

Với kinh nghiệm từ TP Hồ Chí Minh, BS Trương Hữu Khanh nói với Infonet rằng, trong giai đoạn này người F0 không được ra khỏi nhà. Trong nhà vẫn còn người là F1 phải tách ra, thực hiện cách ly tại nhà trong thời gian chờ kết quả.

Tất cả các thành viên trong nhà đều tự theo dõi sức khoẻ bản thân, đặc biệt đối với các F0 ngày cặp nhiệt độ 2 lần. Nếu sốt thì uống thuốc hạ sốt, tập thở, tăng cường dinh dưỡng, uống nước đủ và ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, tăng cường luyện tập thể thao, tinh thần ổn định tránh hoang mang lo lắng thái quá.

{keywords}
3 F0 một gia đình ở Trung Phungj (Đống Đa) sau khi cầu cứu đã được đưa đi đến cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 

“Có triệu chứng gì thì uống thuốc điều trị triệu chứng đó. Nếu có điều kiện thì theo dõi nồng độ oxy trong máu. Còn lại không cần làm gì thêm.

Bởi vì trong 4 ngày đầu người mắc Covid-19 chưa chuyển nặng được, không nên quá lo lắng, thậm chí những người đã chích ngừa rồi thì bệnh cũng ổn định, nhẹ.

Tuy nhiên cũng không được chủ quan mà vẫn cần theo dõi sức khoẻ của mình. Thông thường bệnh chuyển nặng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 8,10. Còn 4 ngày đầu có khả năng lây cho người khác nên cần phải  tuyệt đối thực hiện 5K ngay sau khi có kết quả xét nghiệm đồng thời theo dõi sức khoẻ của mình”, BS Trương Hữu Khanh thông tin.

Đồng tình với quan điểm này, BS Trần Quang Phú, Học viện Quân ly từng tham gia chống dịch tại TP Hồ Chí Minh hồi tháng 8 với kinh nghiệm điều trị Covid-19 tại nhà cho biết, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trong những ngày gần đây ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước.

Theo bác sĩ, nếu có những sự chuẩn bị kỹ càng và thêm những hiểu biết về virut SARS-COV-2, chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đáng lưu ý, trên thị trường đang trôi nổi rất nhiều các thuốc xách tay. Mọi người tuyệt đối không mua, không uống. Theo đó, có triệu chứng việc đầu tiên là phải khẩn trương báo cáo với y tế phường, sau đó tìm kiếm đến các hội nhóm uy tín để nhận được hỗ trợ kịp thời. 

N. Huyền

Hà Nội có thêm 3 F0 trong một nhà bị 'bỏ quên', Giám đốc TTYT quận nói gì?

Hà Nội có thêm 3 F0 trong một nhà bị 'bỏ quên', Giám đốc TTYT quận nói gì?

Không chỉ ở Hoàng Mai, ngay giữa Quận Đống Đa cũng có gia đình 3 F0 bị “bỏ quên” từ 12/12 đến nay chưa có hướng giải quyết.

 

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Đang cập nhật dữ liệu !