​Làm đẹp tại nhà mùa dịch Covid-19, xin đừng nếu không muốn bị 'bế đi' cách ly

“Với các dịch vụ làm đẹp tại nhà mà không có đảm bảo khoảng cách an toàn thì vẫn tiềm ẩn những rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh Covid-19", TS.BS Nguyễn Kiên Cường, Viện Y học Dự phòng Quân đội cảnh báo.

Người dân không nên sử dụng dịch vụ làm đẹp tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội.

Mặc dù theo quy định, từ ngày 1-15/4, các cửa hàng làm đẹp đều đóng cửa theo Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Song một số cá nhân rầm rộ quảng cáo cung cấp dịch vụ tại nhà trên mạng xã hội.

Theo đó, người cung cấp dịch vụ sẵn sàng đến từng nhà để cắt tóc, gội đầu sơn móng tay hay xăm trổ. Lên mạng xã hội, các 'thượng đế' không khó để có thể đọc được những dòng quảng cáo kiểu: “E Thu Nguyễn là cô thợ mọi khi hay phục vụ vẽ móng, nối mi, xăm mày, em ở Ngõ T.... Mùa dịch linh động, em phục vụ tại gia... Gọi em ngay thôi 097xxxx”;  hay “Em vẫn cắt tóc nhé. Hãy gọi cho em để được phục vụ tại nhà”.

Trước thực tế này, TS.BS. Nguyễn Kiên Cường, Viện Y học Dự phòng Quân đội cảnh báo nguy cơ lây bệnh Covid- 19.

Bởi theo TS Cường, thời điểm này, người dân nên chấp hành nghiêm quy định về giãn cách xã hội theo tinh thần  Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, Chỉ thị nêu rõ người dân cần hạn chế giao tiếp xã hội, nếu có giao tiếp cũng thực hiện trong trường hợp cần thiết, và đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu là 2m, và trong quá trình giao tiếp các cá nhân cần phải sử dụng khẩu trang để bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ cho cộng đồng.

Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định, người mắc Covid-19 chủ yếu lây qua giọt bắn. Giọt bắn là dịch nhầy được tiết ra từ mũi, miệng của người bị nhiễm virus SARS-COV-2 (Covid-19). Theo đó, giọt bắn của người nhiễm bệnh lây sang người khỏe qua tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp ở khoảng cách dưới 2m hoặc do bị bắn trực tiếp nước bọt khi người bị nhiễm bệnh, ho hắt hơi giọt bắn của người nhiễm bệnh dính trên các bề mặt như mặt bàn, thiết bị điện tử, cửa kính sau đó người khỏe chạm tay vào các bề mặt này và đưa tay lên  mắt, mũi, miệng.

“Vì vậy, với các dịch vụ làm đẹp tại nhà mà không có đảm bảo khoảng cách an toàn thì vẫn tiềm ẩn những rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh Covid-19. Khi không chấp hành nghiêm các quy định, sẽ dễ dẫn tới các nguy cơ mất an toàn và không đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch vì người làm dịch vụ này có thể tiếp xúc nhiều người và nhiều nhà.

Nếu chỉ cần một người khách bị nhiễm, người phục vụ sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm hoặc ngược lại. Và người đó có thể lại lây lan tiếp cho những người khác. Vì vậy, có thể nói các dịch vụ làm đẹp tại nhà trong thời gian này có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng”, TS Cường cảnh báo.

TS.BS. Nguyễn Kiên Cường, Viện Y học Dự phòng Quân đội.

Đáng lưu ý, trong bối cảnh hiện nay, theo TS. BS Nguyễn Kiên Cường khi các ca nhiễm mới vẫn đang được phát hiện và chưa xác định được chính xác ca bệnh F0 trong cộng đồng. Do đó, người dân càng phải chấp hành nghiêm các quy định của Chính phủ và của ngành y tế về phòng chống dịch bệnh.

“Nếu cứ tiếp tục, không thể kiểm soát nguy cơ lây lan cộng đồng vì nó mang mầm bệnh từ người này sang người khác, từ nhà này sang người  nhà khác, Nếu chẳng may nhân viên làm đẹp mắc Covid- 19, sẽ kéo theo rất nhiều người phải thực hiện cách ly. Điều này khiến cho công tác khoanh vùng, dập dịch càng trở nên khó khăn”, TS. BS Nguyễn Kiên Cường cảnh báo.  

Do đó, TS. BS Nguyễn Kiên Cường khuyến cáo, người dân không nên sử dụng các dịch vụ làm đẹp tại nhà vì nó vừa trái với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vừa tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro.

Tính đến sáng ngày 14/4, Bộ Y tế cho biết, không ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19 sau 12 giờ đồng hồ kể từ 18 giờ chiều qua. Như vậy Việt Nam hiện có 265 ca bệnh. Trong đó, 160 người từ nước ngoài chiếm 60,4% và 105 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 39,6%.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp hiện nay phải chuẩn bị tinh thần dịch còn kéo dài.

Do đó, cùng với việc kiên trì thực hiện nguyên tắc chống dịch từ ban đầu (ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, điều trị, dập dịch) thì công tác truy vết ca bệnh kết hợp với các biện pháp cách ly xã hội vẫn là những giải pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống Covid-19.

N. Huyền

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Đang cập nhật dữ liệu !