Dược sĩ Việt chỉ ra sự thật thực phẩm chức năng Mỹ

Thực phẩm chức năng xách tay nhất là sản phẩm từ Mỹ luôn là những sản phẩm hot được nhiều người mua. Tuy nhiên, dược sĩ Trần Thanh Cảnh cho rằng thực phẩm chức năng Mỹ đôi khi chỉ là quảng cáo còn phía sau nó chỉ là sản phẩm thông thường.

Những thùng thực phẩm chức năng mác Mỹ được rao bán khắp nơi. (Ảnh minh họa).

Sự thật thực phẩm chức năng Mỹ

Theo nhà văn, dược sĩ Trần Thanh Cảnh – thực phẩm chức năng Mỹ có lẽ là từ khóa hot nhất hiện nay khi ở bất cứ đâu cũng thấy người ta rao bán thực phẩm chức năng. Nhưng tại Mỹ, dược sĩ Cảnh cho biết họ coi như là thực phẩm bình thường, không có gì đặc biệt nhưng về Việt Nam thì nó là thuốc, là thần dược.

Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm liên bang FDA hầu như không quan tâm kiểm soát việc sản xuất của các công ty thực phẩm. Tất nhiên là họ đã có luật đầy đủ để chế tài như với việc đưa các loại thực phẩm ra thị trường bán cho dân dùng. Các công ty muốn sản xuất thực phẩm chức năng cứ việc sản xuất, dán nhãn và công bố chất lượng thành phần theo luật. Và FDA họ sẽ giám sát khi có sản phẩm tung ra thị trường. Nếu một sai sót, gian dối nào đó bị phát hiện ra thì ông chủ của sản phẩm đó chắc chắn phá sản và đi tù.

Với FDA không có chuyện giải quyết bằng quan hệ, bằng phong bì. Theo Luật quốc tế cũng như tất cả các nước đều cấm quảng cáo thuốc chữa bệnh. Dược sĩ Cảnh cho biết có một công ty lớn của Mỹ lách luật, quảng cáo khéo một thứ thuốc chữa bệnh mới. FDA phát hiện, ra lệnh phạt 1,7 tỷ đô la.

Dược sĩ Cảnh cho biết ông từng có doanh nhân Việt kiều Mỹ rủ “làm ăn” và cách đơn giản nhất 1 vốn, 4 lời đó là bán thực phẩm chức năng. Nắm bắt tâm lý người Việt sính thực phẩm chức năng Mỹ, chỉ cần mua ít nguyên liệu glucosamine, mua cái máy vô viên rẻ về đóng viên. Sau đó cho vào lọ, dán nhãn chuyển về Việt Nam bán với quảng cáo bằng hàng xách tay thì đảm bảo “cháy hàng”.

Chết vì chính sản phẩm mình bán

Nói tới thực phẩm chức năng, TS Nguyễn Hồng Vũ - Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia, City of Hope, California, USA cho rằng người mua cần vô cùng cẩn trọng nhất là những gì liên quan tới sức khỏe. TS Vũ chia sẻ câu chuyện của một người bán hàng tử vong vì chính sản phẩm mình bán.

Ngày 18 tháng 3 năm 2019, một công ty Nu Skin đã chính thức gửi lời chia buồn cái chết của một người bán hàng (trong hệ thống Nu Skin) ở Bắc Kinh do suy nội tạng vì cô gái từ chối đi bệnh viện để điều trị mà chỉ sử dụng sản phẩm của công ty để điều trị cho triệu chứng sốt.

Theo như thông tin từ phóng viên của tờ Beijing Youth Daily thì người phụ nữ tên Lin (lấy tên giả vì lý do tế nhị) đã tham gia trong hệ thống Nu Skin 4 năm và đã trở thành một "mắt xích lớn" với vai trò là người hỗ trợ và bán các sản phẩm về sức khỏe và làm đẹp của công ty.

Tuy nhiên, gần đây hồi tháng 2 vừa rồi, Lin bị bệnh và có triệu chứng sốt. Thay vì đi bệnh viện để chữa trị thì cô quyết định tự chữa cho mình bằng cách tăng cường sử dụng các thực phẩm chức năng, thành phần bổ sung, nước ép của Nu Skin theo lời khuyên người hướng dẫn trong công ty. Kết quả là cô đã qua đời vào ngày 2 tháng 3 vừa qua vì do “suy nội tạng”.

Bản thân Lin cũng bị chính những người trong cùng hệ thống quảng cáo thần thánh sản phẩm thực phẩm chức năng và từ đó cô bắt đầu từ chối các điều trị bằng Y học hiện đại mỗi khi cô mắc bệnh và tự chữa cho mình với các sản phẩm thực phẩm chức năng.

Bản thân cô gái trẻ này trước đó cũng thường xuyên quảng cáo các thực phẩm sức khỏe, với hàng loạt các trường hợp “hồi phục thần kỳ” .

TS Vũ cho biết sau cái chết của Lin đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người về các thực phẩm chức năng liên quan đến sức khỏe và làm đẹp trên thị trường. Các lời quảng cáo thiếu trung thực, nói quá lên khả năng của sản phẩm cần được các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ hơn để tránh những điều tương tự xảy ra cho những người tiêu dùng “thơ ngây”.

Tóm lại, “thực phẩm chức năng” không phải là thuốc vì công dụng của chúng không được, không thể được chứng minh rõ ràng một cách khoa học. Do vậy, người dùng đừng mong đợi gì nhiều, nó có thể vô thưởng vô phạt nhưng nó cũng có thể độc hại khôn lường nếu người sản xuất cố tình bỏ các chất cấm vào sản phẩm.

K.Chi

Hai lưu ý giúp phòng tránh căn bệnh gây tử vong nhiều hơn ung thư

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả ung thư.

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

Đang cập nhật dữ liệu !