Chuyên gia 'mách' bạn nguyên tắc dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị Covid-19

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết để tăng sức đề kháng với mỗi người

 

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của con người, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng và đẩy lùi được bệnh tật. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết để tăng sức đề kháng với mỗi người.

Theo GS.TS.BS. Lê Thị Hợp - Chủ Tịch Hội Dinh Dưỡng Việt Nam, nguyên Viện Trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, từ đó phòng chống bệnh COVID-19 mà mỗi người nên áp dụng:

Nguyên tắc dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị Covid-19

Dinh dưỡng trong phòng chống Covid-19 chính là dinh dưỡng hợp lý theo cho từng đối tượng (theo lứa tuổi, giới, bệnh mạn tính hiện mắc…).

Nguyên tắc đầu tiên là ăn đa dạng thực phẩm, cung cấp đủ năng lượng, đủ chất đạm, đủ chất bột đường, kiểm soát chất béo và đáp ứng nhu cầu vitamin và khoáng chất.  

Uống đủ nước: mùa hè có thể uống 1.5-2,5 lít nước 1 ngày, nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Nên uống nước lọc, sữa tươi, nước ép hoa quả.

Xây dựng thói quen tốt để tăng cường miễn dịch: Tập luyện thể dục hằng ngày tại nhà; phơi nắng buổi sáng sớm (mùa hè nên phơi nắng sớm tránh ánh nắng gay gắt- trước 8:30 giờ sang) mỗi ngày 15-30 phút giúp bổ sung Vitamin D tự nhiên.

Đối với trẻ em: Mùa Covid nên tăng cường cho trẻ uống sữa và các chế phẩm từ sữa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho tăng trưởng và phòng chống bệnh tật. Trẻ lứa tuổi mầm non có thể uống 300- 400 ml sữa tươi không đường và có thể ăn 100 ml sữa chua mỗi ngày. Học sinh tiểu học nên uống 400 – 600 ml sữa tươi không đường mỗi ngày để cung cấp protein và các vi chất dinh dưỡng.

{keywords}
Uống đủ lượng nước mỗi ngày để cơ thể được “bù” lại lượng nước đã mất đi khi vận động, đổ mồ hôi, làm việc,…
{keywords}
Ngoài ra, việc bổ sung những đồ uống dinh dưỡng như sữa tươi, nước trái cây… cũng góp phần tăng sức đề kháng cơ thể đặc biệt trong mùa dịch.

Dinh dưỡng tăng cường miễn dịch

Dinh dưỡng chủ động tăng cường miễn dịch cơ thể là sự cung cấp đầy đủ, đúng lúc và cân đối giữa những chất dinh dưỡng làm nguyên liệu tổng hợp các chất, các tế bào liên quan đến hệ miễn dịch với tiềm năng to lớn tác động đến sự điều hòa những hoạt động của hệ miễn dịch; Nguyên liệu đó bao gồm các chất quan trọng như kháng thể IgA, IgG, các acid amin cần thiết, Omega-3, Omega-6, kẽm, magiê, kali, vitamin C, vitamin D3, beta caroten, probiotics, pectin, tanin, một số polysaccharide, các vitamin và các chất khoáng khác.

Một số chất kể trên có trong các loại thực phẩm như:

Vitamin D: Sữa, lòng đỏ trứng, tôm, cá hồi… những thực phẩm này có chứa nhiều Vitamin D – Đây là loại vitanmin cần bổ sung hàng ngày làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp ở cả trẻ em và người trưởng thành. 

Vitamin C: Là một loại vitamin thiết yếu cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vitamin C hỗ trợ chức năng tế bào cho hệ thống đáp ứng miễn dịch, chức năng hàng rào nội mạc chống lại yếu tố gây bệnh, tăng cường hoạt động dọn dẹp chất gây oxy hóa bảo vệ cơ thể. Các loại thực phẩm có chứa Vitamin C như: Súp lơ trắng, bông cải xanh, cà chua, cam, chanh, ổi, bưởi…

Vitamin E: Vitamin E có thể thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch, sự phân hóa của các tế bào. Thực phẩm giàu vitamin E gồm các loại hạt như hạt hướng dương, các sản phẩm từ đậu nành, lúa mì, giá đỗ, rau mầm...

Kẽm: Kẽm giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch. Thiếu kẽm gây ra tác dụng phụ trên hệ thống miễn dịch như tự miễn, dị ứng, tăng nhạy cảm nhiễm trùng và thiếu kẽm gây rối loạn chức năng miễn dịch ở cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích nghi. các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm (đậu, đỗ, hạt hạnh nhân, thịt heo, thịt bò, hàu, sò…).

Omega 3: Là 1 loại acid béo thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, được biết đến với hiệu quả ức chế viêm, giữ cho hệ thống miễn dịch trong tầm kiểm soát. Nên sử dụng Omega-3: 1000-2000 mg/ngày. Omega 3 có nhiều trong các sản phẩm: dầu cá, dầu gan cá và một số loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt chia...

Probiotic: Các loại thực phẩm có các loại vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe (Probiotic) như các loại sữa chua, một số loại phô mai, các loại thực phẩm bổ sung probiotic…

          Việc ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ các chất cần thiết, góp phần tăng cường hệ miễn dịch để chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của các loại virus. Trong đó, bổ sung các đồ uống tốt cho sức khỏe vừa dễ dàng hấp thụ vào cơ thể vừa tiếp thêm năng lượng và dưỡng chất. Bạn có thể tự làm các loại đồ uống nếu có thời gian hoặc chọn mua các sản phẩm có thương hiệu uy tín và có nguồn nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên như: Sữa hạt, nước ép trái cây, nước gạo…

          Một số loại đồ uống tốt cho sức khỏe có trên thị trường có thể giúp bạn bổ sung các dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể như: Nước gạo TH true RICE - Đây là sản phẩm có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào và các vitamin cùng khoáng chất magie, mangan… Đặc biệt loại sản phẩm này không sử dụng đường tinh luyện - chỉ có vị ngọt tự nhiên từ chính hạt gạo, không chất bảo quản, không phụ gia tổng hợp hoàn toàn phù hợp với nhiều người bởi nguồn dinh dưỡng lành mạnh, tự nhiên.

{keywords}
Chuyên gia “mách” bạn nguyên tắc dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị Covid-19

Hay một bộ sản phẩm cũng không sử dụng được mà cung cấp vị ngọt cùng những dưỡng chất tự nhiên đến từ chính các loại trái cây đó là Nước ép trái cây tự nhiên TH true Juice gồm nước ép trái cây Cam tự nhiên, Táo tự nhiên, Táo-Đào tự nhiên, Táo-Gấc tự nhiên.

{keywords}
Một số loại nước trái cây chứa các vitamin và khoáng chất tự nhiên sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Minh Phương

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Đang cập nhật dữ liệu !