Khó khăn bao phủ toàn ngành ô tô Việt

Các doanh nghiệp ô tô lại đề xuất được tiếp tục gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bởi họ quá khó khăn.

Khó khăn bao phủ toàn ngành

Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất ô tô than phiền, công ty của ông nói riêng và ngành công nghiệp ô tô gặp khó khăn nghiêm trọng từ tháng 9/2022, khi lãi suất ngân hàng tăng mạnh và tỷ giá biến động. Bước sang năm 2023, doanh số bán xe sụt giảm mạnh, giảm tới 50% trong tháng Một và giảm thêm 30% nữa trong tháng Hai so với cùng kỳ.

Sức mua giảm, ô tô tồn kho ngày càng lớn và gánh nặng chi phí đang đè nặng lên các doanh nghiệp. Dự báo cho những tháng tới thị trường ô tô tiếp tục ảm đạm.

“Chúng tôi đã phải giãn sản xuất, giảm giờ làm và lo nhất là phải cắt giảm lao động tới đây. Không chỉ chúng tôi bị ảnh hưởng mà các nhà cung cấp linh kiện trong nước cũng chịu tác động dây chuyền”, ông nói.

 Các doanh nghiệp ô tô lại đề xuất được  giảm 50% lệ phí trước bạ. Ảnh Hoàng Hà.

Mới đây, một số doanh nghiệp cùng Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), UBND tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh Ninh Bình đã liên tiếp có văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đề xuất được tiếp tục gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Như vậy, khó khăn đã bao phủ toàn ngành.

Từ năm 2020 đến nay Chính phủ đã 2 lần gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 50% lệ phí trước bạ, mỗi lần 6 tháng với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước. Báo cáo của Tổng cục thuế (Bộ Tài chính) cho biết, quyết định giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 28/6 đến ngày 31/12/2020, đã giúp thu ngân sách tăng hơn 11.200 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng, tăng hơn 8.200 tỷ đồng, phí và lệ phí trước bạ tăng hơn 3.000 tỷ đồng.

Còn số liệu của VAMA cho thấy, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong nước, áp dụng từ ngày 1/12/2021 đến ngày 31/5/2022 đã phát huy tác dụng, giúp doanh số ô tô trong nước tăng tới 50% so với cùng kỳ. Ô tô dưới 10 chỗ ngồi là sản phẩm chịu nhiều thuế phí, như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ, phí cấp biển…

Việc giảm 50% lệ phí trước bạ, tuy có làm giảm nguồn thu này trên mỗi chiếc xe nhưng tính chung không làm giảm số thu cho ngân sách, ngược lại còn tăng lên nhờ tăng trưởng doanh số bán xe mang lại. Không những thế sản lượng tăng còn góp phần thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển. Đây cũng chính là lý do các doanh nghiệp tiếp tục xin được hỗ trợ để giúp người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Dự báo của một doanh nghiệp ô tô cho thấy, năm 2023 ước tính thị trường ô tô sẽ sụt giảm 17,5% so với 2022, tương đương với khoảng 85.000 xe, trong đó khoảng gần 50.000 xe sản xuất lắp ráp trong nước.

Doanh số sụt giảm thì nguồn thu ngân sách từ thuế, phí cũng giảm mạnh. Không những thế các doanh nghiệp cung cấp linh kiện cũng bị ảnh hưởng, phải giảm sản lượng và tác động xấu tới ngành công nghiệp hỗ trợ.

Giải quyết “điểm nghẽn”

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có 2 “điểm nghẽn" lớn, đó là quy mô thị trường nhỏ và giá xe sản xuất trong nước cao hơn so với xe nhập khẩu. Giới chuyên môn cho rằng, cả 2 “điểm nghẽn” này đều có nguyên nhân từ thuế, phí cao. Thuế, phí cao đẩy giá xe lên cao, trong khi thu nhập của người dân còn thấp, nên giấc mơ sở hữu ô tô cá nhân luôn xa tầm với.

Với thu nhập bình quân đầu người Việt Nam hiện nay vào khoảng 7,5 triệu đồng/tháng, để mua một chiếc xe bình dân có giá bán khoảng 600 triệu đồng, tính ra sẽ phải nhịn ăn tiêu liền 90 tháng mới đủ. Ít người có khả năng mua xe, dẫn đến doanh số bán của các mẫu xe đều thấp, quy mô thị trường ô tô từ trước đến nay khá nhỏ bé.

Năm 2022 quy mô thị trường ô tô Việt Nam đạt ngưỡng 500.000 xe. Tuy nhiên, xe sản xuất lắp ráp trong nước chỉ xoay quanh con số 300.000 xe. Theo các doanh nghiệp, một mẫu xe phải đạt được doanh số bán từ 50.000 chiếc/năm trở lên mới khả thi để đầu tư sản xuất linh kiện, phát triển chuỗi cung ứng, nâng tỷ lệ nội địa hóa và giảm giá thành.

 Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có 2 “điểm nghẽn" lớn, đó là quy mô thị trường nhỏ và giá xe sản xuất trong nước cao. Ảnh minh họa, nguồn IT.

Trong khi đó, tại Việt Nam, đến nay chưa có mẫu xe nào đạt doanh số này cả. Hiện chỉ có 1 mẫu xe sản xuất lắp ráp trong nước đạt doanh số bán cao nhất là 30.000 chiếc/năm. Còn lại đa số các mẫu xe đều có doanh số bán thấp từ 10.000 xe trở lại mỗi năm. Doanh số bán thấp, khiến giá thành xe sản xuất lắp ráp ở Việt Nam cao hơn từ 10 - 20%, so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia.

Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) ông Phan Đăng Tuất gần đây cho biết: “Trên một chiếc ô tô hiện nay có hơn 20.000 chi tiết linh kiện, cần tới hơn 200 mã kim loại. Hiện nay các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thể chế tạo được một mã kim loại nào trong tổng số 200 mã đó”.

Không phải là các doanh nghiệp Việt Nam không thể làm được linh kiện ô tô, nhưng vấn đề là do thị trường quyết định. Ví dụ chiếc nắp bình xăng. Thái Lan chỉ tốn 1,5 USD để sản xuất mỗi chiếc thì Việt Nam tốn tới 3,8 USD. Với chênh lệch chi phí như này thì có nên sản xuất trong nước hay nhập khẩu? Thái Lan đạt được chi phí cạnh tranh như vậy là do có sản lượng ô tô lớn tới gần 2 triệu xe/năm, còn Việt Nam chỉ khoảng 300.000 xe/năm.

Đối với nhiều quốc gia, công nghiệp ô tô là ngành có đóng góp lớn cho GDP hàng năm, tạo ra hàng triệu việc làm và có sức lan tỏa lớn. Công nghiệp ô tô được coi là trụ cột của ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Trong khi đó, công nghiệp chế biến, chế tạo từ lâu đã chứng minh được tầm quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế, là “chìa khóa” đem lại sự thịnh vượng. Tuy nhiên, thuế, phí cao ngất ngưởng đã bót nghẹt ngành sản xuất này, không cho nó phát triển.

Với chính sách giảm lệ phí trước bạ 2 lần vừa qua đã chứng minh hiệu quả của nó với ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, do chỉ áp dụng trong thời gian ngắn nên cũng chỉ đủ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Với ngành công nghiệp ô tô chỉ có duy trì công suất ổn định và tăng trưởng đều đặn mới tạo ra động lực cho sự phát triển.

Từ lâu các doanh nghiệp đã mong muốn có một chính sách thuế, phí hợp lý ổn định, lâu dài, để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô vươn lên “sánh vai các cường quốc” nhưng hàng chục năm đã trôi qua mà vẫn mòn mỏi đợi chờ.

Trần Thủy

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% so với năm 2023

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu Top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.