Kẻ nào đứng đằng sau vụ đánh bom ở Boston?
Tạp chí Time đã đăng một bài phân tích về những manh mối đầu tiên trong vụ đánh bom này, nhằm phỏng đoán về cá nhân hoặc tổ chức đã đứng phía sau. Theo đó, tạp chí Time cho rằng, bất kỳ ai trong nước Mỹ cũng có thể trở thành hung thủ, miễn người đó ghét nước Mỹ.
Cho đến nay, FBI vẫn không sẵn sàng công bố các thông tin xung quanh cuộc điều tra. Nhưng đã có một số manh mối ban đầu về trách nhiệm của cá nhân hay tập thể trong vụ việc này.
Fox 5 công bố hình ảnh về quả bom nồi áp suất được sử dụng trong vụ khủng bố ở Boston hôm 15/4. |
Loại vũ khí được sử dụng trong vụ đánh bom là một thiết bị nổ tự chế làm bằng nồi áp suất, đây cũng là một đầu mối rất quan trọng để xác định hung thủ. Loại bom này đã được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, bao gồm cả cuộc tấn công Mumbai năm 2008.
Trong năm 2010, một tạp chí trực tuyến của tổ chức khủng bố Al-Qaeda có tên là Inspire đã đăng một bài báo có tiêu đề: “Làm thế nào để có thể tạo ra một quả bom từ trong bếp của mẹ bạn?”. Bài báo đã cho đăng tải công thức chế tạo ra quả bom đã được sử dụng để tấn công Quảng trường Thời đại (Mỹ) của Faisal Shahzad, mặc dù quả bom của Shahzad có mức sát thương lớn hơn nhiều so với những quả bom được phát hiện ở Boston.
Vậy ai có thể tạo ra một thiết bị như vậy? Khả năng đầu tiên chính là những kẻ nằm trong tổ chức khủng bố Al-Qaeda, những kẻ hoang tưởng cho rằng mình được thúc đẩy tiến hành các mục tiêu của Al-Qaeda bằng cách “tự mình” thực hiện cuộc tấn công. Tổ chức Al-Qaeda đã từng xuất bản một ấn phẩm có tên “mã nguồn mở của cuộc thánh chiến”, trong đó hướng dẫn và đưa ra ý tưởng làm thế nào để cam kết tấn công khủng bố mức độ thấp ở phương Tây và hy vọng sẽ có nhiều người tham gia vào “cuộc thánh chiến” và khuyến khích họ thực hiện nó ở ngay quê nhà.
Điều này dễ dàng hơn rất nhiều so với việc bay tới Pakistan để được đào tạo, tình nguyện viên tham gia thánh chiến sẽ dễ dàng bị bắt. Thay vào đó, các tình nguyện viên được khuyến khích thực hiện các cuộc tấn công không có lãnh đạo ở mức độ thấp.
Khả năng thứ hai chính là các nhóm "tấn công không thủ lĩnh" (Leaderless) có nguồn gốc từ các nhóm chống chính phủ Mỹ. Khái niệm này lần đầu tiên được giới thiệu vào những năm 1980, trên một tạp chí có tên là Survivalist. Sau đó, nó được phổ biến bởi các phần tử phát xít trên các trang web như Stormfront, và cuối cùng, được liên kết bởi Al-Qaeda.
- Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và nguy cơ nổ ra chiến tranh
Tình cảnh hỗn loạn sau vụ nổ bom ở Cuộc đua marathon Boston ngày 15/4 |
Một yếu tố khác có thể xem là đầu mối để điều tra, chính là ngày của cuộc tấn công. Ngày yêu nước (Patriot’s Day) là một ngày lễ thiêng liêng với các nhóm khủng bố cực đoan. Lý do thứ nhất là bởi vì đây là ngày mà trong năm 1985, các nhà thực thi pháp luật Mỹ đã tấn công một tổ chức chống chính phủ da trắng được gọi là Công ước, Thanh kiếm và Cánh tay của Chúa (CSA). Nhóm này chống lại ZOG ( Chính phủ Do Thái chiếm đóng), đã mua các thiết bị hóa học thô sơ và âm mưu làm nổ tung tòa nhà Alfred E. Murrah. 10 năm sau, Timothy Mc Veigh, người đã từng tiếp xúc với lãnh đạo của CSA, chọn ngày Patriot’s Day để kỷ niệm cuộc bao vây của Waco.
Kể từ cuối những năm 1960, Ngày Yêu nước được tổ chức tại tiểu bang Massachusetts vào ngày thứ Hai thứ ba trong tháng Tư, 15/4, trùng với ngày Thuế - một ngày quan trọng đối với các nhóm chống chính phủ. Và trong khi lựa chọn vũ khí để thực hiện cuộc tấn công, nhóm này đã chú ý đến công thức trong tạp chí Inspire về bom nồi áp suất.
Theo Trung tâm Luật người nghèo ở niềm Nam nước Mỹ (SPLC), các nhóm chống chính phủ đang được phục hồi nhanh chóng trong thời gian gần đây. Trong tháng Ba, SPLC đã gửi thư cho Bộ trưởng Tư Pháp và Bộ trưởng An ninh quốc gia cảnh báo rằng họ “nhìn thấy mối đe dọa đáng lo ngại từ những người tin rằng chính phủ đang sẵn sàng để cướp súng của họ”. SPLC cảnh báo rằng số lượng các nhóm chống chính phủ đã tăng từ 149 nhóm trong năm 2008 lên đến 1.360 trong năm 2012. Con số hiện đã vượt quá con số cao nhất từ năm 1990 với 500 tổ chức. SPLC cũng đã gửi một cảnh báo tương tự cho chính phủ Mỹ trước 6 tháng khi xảy ra vụ đánh bom thành phố Oklahoma năm 1995.
- Quân cảng Cam Ranh và vấn đề Biển Đông.