Israel mong hợp tác với Việt Nam về công nghiệp quốc phòng
Israel mong hợp tác với Việt Nam về công nghiệp quốc phòng
Israel cung cấp radar chống cháy cho châu Á
Tổng thống Israel Shimon Peres bắt tay Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11 năm 2011. |
Gần đây các quan chức cấp cao Israel đã lần lượt đến Hà Nội để tìm hiểu về khách hàng tiềm năng về quốc phòng này.
Cách đây 6 tháng, Tổng thống Israel Shimon Peres đã cùng một đoàn tùy tùng đến thăm Việt Nam. Vừa qua, Giám đốc điều hành Bộ Quốc phòng Israel Udi Shani và các quan chức SIBAT cũng đến thăm Việt Nam. Trước đây, những chuyến thăm như vậy là khá hiếm hoi nhưng thời gian gần đây chúng diễn ra thường xuyên hơn.
Israel và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào giữa những năm 1990 nhưng mối quan hệ giữa 2 nước kể từ năm 2009 trở lại đây trở nên "ấm áp" hơn rất nhiều khi Việt Nam mở đại sứ quán tại Tel Aviv.
Kể từ đó, Israel không ngừng đề cập đến tiềm năng của Việt Nam. Vấn đề không phải là kim ngạch thương mại của Việt Nam với Israel sẽ tăng lên hay giảm đi mà cơ hội hợp tác giữa hai quốc gia nằm ở lĩnh vực quốc phòng.
Trong lúc các thị trường nhập khẩu vũ khí chính của Israel đang gặp khó khăn về kinh tế thì các quốc gia như Việt Nam đang trở thành khách hàng tiềm năng cho các công ty quốc phòng Israel vốn đang dồi dào vũ khí.
Các nguồn tin quốc phòng Israel cho biết bộ quốc phòng hai nước đã có thỏa thuận thắt chặt quan hệ quốc phòng.
Về khía cạnh kinh tế thì còn rất lâu thỏa thuận hợp tác trên mới biến thành hợp đồng mua bán cho các công ty quốc phòng Israel do Bộ quốc phòng nước này vẫn chưa đồng ý bán máy bay không người lái UAV loại tiên tiến cho Việt Nam. Hợp đồng bán các loại vũ khí tấn công như tên lửa tiên tiến và bom dẫn đường còn rất lâu nữa mới thành hiện thực. Điều kiện để thực hiện mua bán những vũ khí nhạy cảm này cũng còn chưa được đề cập.
Hai nước cần xây dựng niềm tin và sự gần gũi đế việc buôn bán vũ khí cũng như chuyển giao các bí mật công nghệ không làm “mếch lòng” các quốc gia và đồng minh khác.
Hiện Việt Nam cũng khá hài lòng với mối quan hệ hiện nay giữa hai quốc gia và để cho mối quan hệ này có thêm thời gian để phát triển bởi lẽ tiềm năng là vấn đề của tương lai.
Các thỏa thuận quốc phòng của Việt Nam với Israel mới chỉ tập trung vào các vũ khí phòng thủ, vào kế hoạch xây dựng một cơ sở sản xuất súng trường hiện đại và cả khả năng hợp tác nâng cấp các xe tăng cũ kỹ từ thời Xô Viết. Biết đâu, một ngày nào đó Israel có thể sẽ bán cho Việt Nam các hệ thống phòng không tân tiến.
Israel có một số hệ thống phòng không khá tốt và Việt Nam biết điều đó.
“Trong vài năm gần đây, có 4 hoặc 5 công ty quốc phòng Israel đã làm ăn với Việt Nam. Cho đến nay, các hợp đồng đó mới dừng lại ở trị giá vài chục triệu USD nhưng ở giai đoạn này vấn đề không phải là tiền mà là tiềm năng”, một nguồn tin quốc phòng Israel cho biết.
Vào tháng 9 năm 2011, tờ “Globes” của Israel cho biết Công ty vũ khí Israel dự định xây dựng một nhà máy chế tạo vũ khí hạng nhẹ ở Đông Nam Á với tổng lượng đầu tư hơn 100 triệu USD. Nhà máy này sẽ sản xuất phiên bản tân tiến của súng trường Galil.
Một quan chức quốc phòng Israel cấp cao cho biết bản hợp đồng phức tạp về nhà máy này đã được kí kết và dự kiến công tác xây dựng sẽ được tiến hành trong 1 năm nữa.
Đây là dự án khổng lồ và nhà máy sản xuất vũ khí hạng nhẹ sẽ được xây dựng sau khi các bí quyết công nghệ được phía Israel chuyển giao. Hiện chúng tôi đang đàm phán về một loại súng trường cụ thể nhưng trong tương lai nhà máy này có thể mở rộng hoạt động hơn nữa”, vị quan chức này nói.
Israel không phải là quốc gia duy nhất tìm kiếm các khách hàng mới cho ngành công nghiệp quốc phòng của mình. Các công ty phương Tây cũng phát hiện ra Việt Nam và tiềm năng của quốc gia Đông Nam Á này.
Tùng Lâm